Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Góc khuất sau những Dự án công - Bài 2: Dự án bảo tàng tỉnh, 22 năm vẫn dang dở

Dù dự án Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hoàn thành phần xây dựng từ tháng 5-2016, thế nhưng dự án đã kéo dài suốt hơn 22 năm qua, đến nay vẫn chưa hoàn thành phần trưng bày để có thể phục vụ khách tham quan.

Công trình Nhà Bảo tàng tỉnh tọa lạc tại số 6-8, Trần Phú, TP. Vũng Tàu, trên tổng diện tích khuôn viên 18.159m2, gồm 4 tầng chính với các hạng mục: phòng làm việc, phòng trưng bày, phòng kỹ thuật, phòng sinh hoạt đa năng, phòng chiếu phim, sân khấu ngoài trời, khuôn viên cây xanh... đã được hoàn thành phần xây dựng và bàn giao cho chủ đầu tư là Sở VH-TT từ cuối tháng 5-2016. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ có khối văn phòng của Bảo tàng tỉnh (trước đây hoạt động tạm thời tại trụ sở Thư viện TP. Vũng Tàu, 91, Lý Thường Kiệt) chuyển về làm việc tại Nhà Bảo tàng tỉnh. Còn phần thiết kế trưng bày nội thất vẫn chưa hoàn thành, nên chưa thể mở cửa đón khách tham quan.Góc khuất sau những Dự án công - Bài 2: Dự án bảo tàng tỉnh, 22 năm vẫn dang dở - Hình 1

Công trình Bảo tàng tỉnh BR-VT khá đồ sộ nhưng vẫn đang đóng cửa (Ảnh Nông Ngân)

Hơn 28.000 tài liệu, cổ vật có giá trị của nhiều nền văn hóa vẫn đang nằm trong kho chờ được ra mắt công chúng. Không chỉ kéo dài hàng chục năm, Sở VH-TT còn đề nghị tăng vốn đầu tư công trình thêm 74 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh BR-VT chấp thuận chủ trương.

Theo lý giải của lãnh đạo Sở VH-TT, việc kéo dài thời gian thực hiện DA do những nguyên nhân như: chậm trễ trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, phát sinh đá tảng khiến việc xây dựng gặp khó khăn, nhà nước có những thay đổi về chế độ tiền lương, ca máy… nên tăng chi phí đầu tư xây dựng. Ngoài ra, vì chưa xong phần thiết kế trưng bày (mặc dù đã thi ý tưởng thiết kế từ năm 2013) và có sự thay đổi về nhân sự lãnh đạo Sở VH-TT (thay đổi 4 lần), việc tiếp cận hồ sơ, họp báo cáo các cấp lãnh đạo mất nhiều thời gian cũng khiến việc đưa bảo tàng vào hoạt động bị chậm trễ.

Tại công văn số 2675, ngày 4-7-2017 về việc “đẩy nhanh tiến độ trưng bày Bảo tàng tỉnh”, Thường trực Tỉnh ủy nêu rõ: “Bảo tàng tỉnh đã được hoàn thành phần xây dựng vào năm 2016, nhưng đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng do chưa triển khai thực hiện phần trưng bày, gây lãng phí trong đầu tư, bức xúc trong nhân dân. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu xử lý các đề nghị của Sở VH-TT (điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án, sớm phê duyệt phần thiết kế trưng bày chi tiết, trình HĐND tỉnh bổ sung vốn cho dự án…) để hoàn thiện phần trưng bày, đưa Bảo tàng tỉnh vào hoạt động trước Tết Nguyên đán 2018, phục vụ người dân và khách tham quan”. Nhưng đến nay, đã gần hết năm 2018 và Tết Nguyên đán 2019 sắp đến gần, DA vẫn chưa có ngày kết thúc.

Trong kỳ họp HĐND tỉnh BR-VT lần gần nhất vào tháng 7-2018, DA bảo tàng 22 năm vẫn dang dở là chủ đề nóng. Đại biểu Nguyễn Thị Phúc nêu câu hỏi: “Việc chậm đưa công trình bảo tàng vào hoạt động có phải là lãng phí đầu tư công không?” và một số đại biểu khác thì cho rằng, đây chính là ví dụ điển hình của tình trạng lãng phí trong đầu tư công khi dự án kéo dài tới hơn 20 năm lại đội vốn nên đòi hỏi phải có người chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, phần trả lời lòng vòng của người đứng đầu ngành VH-TT tỉnh BR-VT lại khiến không ít người ngao ngán.

Trước đòi hỏi của cử tri, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT Nguyễn Văn Trình đã phải lên tiếng đề nghị ngành VH-TT tỉnh phải tiếp thu, nhận trách nhiệm của mình và phải đôn đốc các đơn vị thi công, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ VH-TT-DL của tỉnh để sớm hoàn tất hạng mục thi công phòng trưng bày, không thể đổ hết lỗi cho người tiền nhiệm hay cơ chế. Mới đây, UBND tỉnh BR-VT đã có công văn yêu cầu Sở VH-TT đến 30-7-2019 phải đưa công trình bảo tàng vào hoạt động.

Ông Nguyễn Đình Trung, Giám đốc Sở VH-TT, cho rằng: Việc này kéo dài từ năm 1996 đến nay đã hơn 22 năm và trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo sở nên trách nhiệm thuộc về ai rất khó xác định. Trong khi, ông chỉ mới nhận chức được hơn 1 năm nên nếu cần làm rõ trách nhiệm thuộc về những ai, xử lý như thế nào thì cần giao cho một cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, chứ Sở VH-TT không có thời gian để làm việc này và bản thân ông cũng chưa thể biết khi nào hoàn tất phòng trưng bày để chính thức đón khách.

Hải Đăng

Bài liên quan

Tin mới

Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD
Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.

Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh
Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay tăng 1.000 đồng/kg trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.

Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm
Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm

Ông Trần Đại Nghĩa - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) cho biết: Qua gần 62 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển, từ các thế hệ tiền nhiệm cho đến hiện tại đều nhất quán chọn yếu tố văn hóa truyền thống là Con Người cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.

Giá tiêu hôm nay 20/4: Tăng mạnh, chạm mốc 97.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 20/4: Tăng mạnh, chạm mốc 97.000 đồng/kg

Thị trường hồ tiêu trong nước hôm nay vẫn tiếp đà tăng giá chưa dừng lại. Đây là lần tăng phiên thứ 5 liên tiếp trong tuần, đưa giá tiêu trở lại mốc 97.000 đồng/kg.

Gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm vì kéo dài đến năm 2030?
Gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm vì kéo dài đến năm 2030?

Gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư hiện nay tỉ lệ giải ngân khá thấp. Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thì đối tượng ở gói vay này do Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì quy định, còn Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện cho cho vay. Chương trình này có thể kéo dài đến năm 2030.