Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Kiểm tra nhiều địa điểm bán mỹ phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện nhiều vi phạm, tạm giữ 2.028 sản phẩm mỹ phẩm các loại với tổng trị giá hàng hóa 149 triệu đồng.

Theo báo cáo nhanh, Đoàn công tác đã kiểm tra 10 vụ, trong đó 02 cơ sở không còn hoạt động kinh doanh, 02 cơ sở kinh doanh còn lại không kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã tạm giữ 2.028 sản phẩm mỹ phẩm các loại với trị giá hàng hóa vi phạm là149 triệu đồng.

Hà Nội: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc - Hình 1

Nhiều vi phạm tại các cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội

Cụ thể, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Thảo - Chủ kinh doanh tại cửa hàng có địa chỉ: Số 70 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Qua kiểm tra phát hiện 151 sảm phẩm mỹ phẩm các loại là hàng hóa nhập lậu; trị giá hàng hóa vi phạm 9 triệu đồng. Trong khi đó, tại cơ sở kinh doanh của bà Hoàng Hải Anh - Chủ kinh doanh địa chỉ: C4 ngõ 53 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội. Qua kiểm tra phát hiện 239 sản phẩm mỹ phẩm các loại là hàng hóa nhập lậu; trị giá hàng hóa vi phạm 23,3 triệu đồng. 


Tiếp đó, Đội QLTT số 2 đã tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh số 26 Hàng Đường, Hoàn Kiếm, Hà Nội thuộc Công ty TNHH Việt Hà Phát do bà Nguyễn Thị Mai Hương làm Giám đốc. Bà Hương có HKTT tại số 94B Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Qua kiểm tra phát hiện mặt hàng mỹ phẩm L’oreal có dấu hiệu vi phạm SHCN. Lực lượng chức năng đã tạm giữ 26 sản phẩm mỹ phẩm trên.

Còn Đội QLTT số 3 đã tiến hành kiểm tra, xác minh cơ sở kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm tại địa chỉ số 36 Giang Văn Minh, phường Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Sau khi xác minh tại địa chỉ trên không hoạt động kinh doanh và đang trong thời gian xây dựng, sửa chữa nhà cửa.

Cũng theo báo cáo nhanh, Đội QLTT số 4 đã ra quyết định kiểm tra tại: Cơ sở kinh doanh, địa chỉ: Số 28 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội; Cơ sở kinh doanh, địa chỉ: Số 42 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội và Cơ sở kinh doanh, địa chỉ: Số 16 ngõ 26 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội. 

Tuy nhiên tại ba địa điểm trên, đoàn kiểm tra đều không thực hiện được quyết định kiểm tra. Lý do, Cơ sở kinh doanh, địa chỉ: Số 28, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội đang đóng cửa không hoạt động kinh doanh. Đoàn kiểm tra sẽ cử cán bộ tiếp tục trinh sát để nắm bắt hoạt động kinh doanh tại địa điểm trên.

Trong khi đó, Cơ sở kinh doanh, địa chỉ: Số 42, Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội là cửa hàng kinh doanh quần áo, không có hoạt động kinh doanh mỹ phẩm. Còn Cơ sở kinh doanh, địa chỉ: Số 16, ngõ 26, Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội là hoạt động kinh doanh khách sạn, không có hoạt động kinh doanh mỹ phẩm.

Tiếp theo, Đội QLTT số 13 đã tiến hành kiểm tra Cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm – Biển hiệu “Skin House” do ông Trần Văn Tiến làm chủ kinh doanh tại địa chỉ: Số 19 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Quá trình kiểm tra, ngoài các hàng hoá có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, Đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng bày bán hàng hoá gồm 396 sản phẩm mỹ phẩm các loại do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, ước tính trị giá hàng hoá theo gía niêm yết tại cửa hàng khoảng 49.440.000 đồng. Đội Quản lý thị trường số 13 đã tạm giữ toàn bộ hàng hoá vi phạm để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính.

Cuối cùng, Đội QLTT số 14 đã tiến hành kiểm tra Cơ sở kinh doanh mỹ phẩm, địa chỉ tại số 22 Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội do Bà Đặng Thị Thu Thùy là chủ hộ kinh doanh. Qua kiểm tra phát hiện tại cửa hàng có 608 sản phẩm mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, là hàng hóa nhập lậu; trị giá hàng hóa vi phạm là 48.950.000 đồng. Đội QLTT số 14 đã tạm giữ toàn bộ số hàng trên để xử lý theo quy định.

Tại Cơ sở kinh doanh mỹ phẩm Skin house, địa chỉ số 56, Trần Đại  Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện khoảng hơn 600 sản phẩm mỹ phẩm các loại do nước ngoài sản xuất, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ theo quy định và 08 chai nước tẩy trang nhãn L’ore’al loai 400 ml/chai có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Hiện lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục kiểm tra, làm rõ nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm.

Huy Trung

Bài liên quan

Tin mới

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre

Ngày 20/4, tại cảng của xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; tổ chức chương trình cấp nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?
HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?

Chia sẻ với truyền thông trước trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia, HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Tôi đã xem qua thành phần lực lượng của U23 Malaysia tham dự giải lần này. Họ có trên dưới 10 cầu thủ từng thi đấu trận gặp U23 Việt Nam ở giải U23 Đông Nam Á 2023.

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?