Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Vì sao công trình cơi nới sai phép tại phường Ngô Thì Nhậm không bị xử lý?

Công trình vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm ngõ đi chung của hộ gia đình tại tầng 1 cùng biển số nhà, dù người dân đã nhiều lần gửi đơn thư đến UBND phường Ngô Thì Nhậm và UBND quận Hai Bà Trưng, nhưng sự việc vẫn không được giải quyết thỏa đáng?

Các cơ quan truyền thông, báo chí đã phản ánh việc lấn chiếm xây dựng trái phép của gia đình ông Mai Viết Hùng, nhưng vì sao không bị xử lý?

Trong đơn thư, ông Nguyễn Chí Thành cho biết: Gia đình ông quản lý, sử dụng căn hộ tầng 2, phía sau ngôi nhà số 82 Ngô Thì Nhậm. Một phần diện tích tầng 1 thuộc quyền quản lý, sử dụng của gia đình ông Mai Viết Hùng, bà Trần Thị Chính. Trong quá trình sử dụng, gia đình ông Hùng, bà Chính đã lấn chiếm một phần ngõ đi chung của tập thể. Sau đó, ông Hùng, bà Chính đã tự ý xây dựng khung thép, lợp mái bằng nhựa trên phần diện tích đất lấn chiếm. Công trình xây dựng vi phạm này đã che phần cửa sổ căn hộ của gia đình ông Thành, bịt đường lấy gió và ánh sáng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của gia đình ông Thành.

Hà Nội: Vì sao công trình cơi nới sai phép tại phường Ngô Thì Nhậm không bị xử lý? - Hình 1

Gia đình ông Mai Viết Hùng lấn chiếm xây dựng từ dưới lên trên

Ngày 7/2/2018, tại buổi làm việc tại trụ sở UBND phường Ngô Thì Nhậm (có cán bộ địa chính phường Ngô Thì Nhậm, đại diện Đội Thanh tra xây dựng quận Hai Bà Trưng…), ông Thành đề nghị xử lý nghiêm đối với công trình của hộ gia đình ông Hùng, bà Chính xây dựng trên đất lấn chiếm.

Tuy nhiên, các thành phần tham gia cuộc họp lại kết luận một cách khó hiểu: “Phần mái nhựa gia đình ông Hùng, bà Chính sửa chữa trên diện tích đất, do Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà Hai Bà Trưng quản lý. Đề nghị các bên liên quan liên hệ với Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà Hai Bà Trưng để được giải quyết" (?!).

Theo ông Thành, việc gia đình ông Hùng, bà Chính xây dựng khung thép, lợp mái che trên phần diện tích đất lấn chiếm ngõ đi chung, che phần cửa sổ của gia đình ông là có thực. Nhưng không hiểu sao, ngày 26/10/2017, UBND phường Ngô Thì Nhậm lại có Văn bản số 157/UBND gửi UBND quận Hai Bà Trưng về việc xin cải tạo, thay thế phần mái nhựa trên cơ sở nguyên trạng của hộ ông Hùng, bà Chính?

Trên cơ sở đó, ngày 16/1/2018, Phòng Quản lý đô thị quận Hai Bà Trưng có Văn bản số 23/QLĐT gửi UBND phường Ngô Thì Nhậm, trong đó có nội dung: Trong trường hợp hộ ông Mai Viết Hùng, bà Trần Thị Chính có những giấy tờ chứng minh được quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai đối với phần diện tích nhà đề nghị cải tạo, thay thế phần mái nhựa; đồng thời việc cải tạo, thay thế phần mái nhựa không gây ảnh hưởng đến các công trình liền kề, thì căn cứ khoản 2 Điều 89 - Luật Xây dựng 2014... Việc sửa chữa, thay phần mái nhựa trên cơ sở nguyên trạng không thuộc diện phải cấp phép xây dựng.

Cũng tại văn bản này, Phòng Quản lý đô thị quận Hai Bà Trưng đã đề nghị UBND phường Ngô Thì Nhậm và Đội Thanh tra xây dựng quận Hai Bà Trưng kiểm tra, hướng dẫn hộ ông Hùng, bà Chính.

Hà Nội: Vì sao công trình cơi nới sai phép tại phường Ngô Thì Nhậm không bị xử lý? - Hình 2

Cán bộ phường bận rộn với công việc ngay tại bàn bảo vệ

Tuy nhiên, tại Công văn số 71/UBND phường trả lời công dân, lại không phải do bà Chủ tịch UBND phường ra quyết định giải quyết, mà giao cho Phó chủ tịch - ông Trần Đức Quyền ký Công văn số 71/UBND trả lời ông Thành: Nội dung UBND phường Ngô Thì Nhậm phối hợp với Đội thanh tra xây dựng quận, cảnh sát khu vực, cán bộ cơ sở kiểm tra và nhận thấy, đối với công trình lấn ngõ đi chung, hạng mục lấn đã có vào thời điểm bố ông Thành được phân nhà ở 82 Ngô Thì Nhậm và ông Hùng đã lấn chiếm sử dụng từ đó đến nay. Trong đó, có hạng mục mái che, hiện không có hoạt động xây dựng tại 82 Ngô Thì Nhậm, phần khung sắt vẫn như cũ, không thay đổi diện tích và độ cao mái.

Trước hết, Công văn số 71/UBND là trái thẩm quyền. Bởi theo Luật Khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết phải thuộc về bà Chủ tịch UBND, chứ không thuộc về phó chủ tịch, do đó ông Trần Đức Quyền ký thay Chủ tịch là vi phạm Luật Hành chính.

Thứ hai, Luật Khiếu nại quy định rõ người giải quyết phải ra quyết định, nghiêm cấm việc ra văn bản không phải là quyết định để giải quyết đơn (Điều 6, khoản 3 - Luật Khiếu nại), vì vậy, Công văn 71/UBND vi phạm Luật Khiếu nại.

Thứ ba, UBND phường cho rằng, công trình trước năm 1992 là “lịch sử để lại” cũng là trái luật. Theo Quyết định 4565/QĐ-UB ngày 26/10/1967 của UBND Thành phố Hà Nội thì, khoảng sân chung không ai được lấn chiếm (nếu lấn chiếm phải cưỡng chế dỡ bỏ), mốc thời gian để tính đối với công trình “do lịch sử để lại” là ngày  26/10/1967, khi ban hành quyết định. Với “công trình” lấn chiếm sân của ông Mai Viết Hùng, nếu muốn vận dụng yếu tố “lịch sử để lại” thì bắt buộc ông Hùng phải xuất trình Quyết dịnh xử phạt hành chính của cơ quan có thẩm quyền đối với công trình đó trước ngày 26/10/1967.

Thứ tư, Công văn 71/UBND nêu không có hoạt động xây dựng tại 82 Ngô Thì Nhậm, không thay đổi diện tích và độ cao mái là cách nói “cả vú lấp miệng em”, vì ngày 30 và 31/1/2018, chính phường đã cử cán bộ công an cùng đại diện các đoàn thể đến hỗ trợ ông Mai Viết Hùng sửa chữa, xây dựng trái phép (?!).

Để giúp UBND phường giải quyết vụ việc sao cho có lý, có tình, phóng viên đã đến gặp lãnh đạo UBND phường, đề xuất phương án dung hòa sao cho cả phường và 2 gia đình đều chấp nhận được, nhưng đến nay, bà Chủ tịch UBND phường vẫn im lặng, không có dấu hiệu hồi âm?

Theo luật định, hiện nay, đã quá thời hạn giải quyết đơn thư ở cấp phường. Ông Nguyễn Chí Thành có quyền gửi đơn thư đến cấp quận để được giải quyết. Ông cũng có thể khởi kiện bà Chủ tịch UBND phường Ngô Thì Nhậm, vì vi phạm Luật Hành chính và Luật Khiếu nại khi giải quyết đơn, thư của công dân.

Minh Thanh

Tin mới

Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?
Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?

Luật Đất đai 2024 đã dành một chương quy định về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá" đang diễn ra hiện nay?

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.