Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Tĩnh tan hoang sau siêu bão

Đến thời điểm này chưa có thông kê cụ thể về thiệt hại do bão số 10 gây ra, qua thống kê sơ bộ tính đến chiều 15/9, trên địa bàn Hà Tĩnh có hơn 62.500 nhà dân bị đổ sập, tốc mái, có 29 thôn với gần 4.700 hộ dân của 4 huyện vùng ven biển, cửa sông bị ngập nặng. Bị tàn phá mạnh nhất là TX Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh.

Với sức tàn phá khủng khiếp của bão số 10, sau khi bão đi qua tại Hà Tĩnh  đâu đâu cũng là cảnh tượng tan hoang, nhà đổ sập, tốc mái, cây cối, cột điện… đổ ngã rạ, hoa màu, cây công nghiệp, thủy sản… bị thiệt hại nặng nề.

Hà Tĩnh tan hoang sau siêu bão - Hình 1Nhà bị đổ sập sau khi bão đi qua

Theo báo cáo sơ bộ được tổng hợp từ các địa phương, toàn tỉnh có 62.512 nhà dân bị đổ, tốc mái; trong đó thị xã Kỳ Anh 17.500 nhà, huyện Kỳ Anh 23.500 nhà, huyện Cẩm Xuyên 20.000 nhà, huyện Lộc Hà 749 nhà, huyện Nghi Xuân 50 nhà, huyện Thạch Hà 570 nhà, thành phố Hà Tĩnh 640 nhà, Đức Thọ 3 nhà, Hương Khê 1 nhà; nhiều trường học, trạm y tế và một số đơn vị, cơ quan bị tốc mái chưa thống kê hết;

Hệ thống điện thắp sáng toàn tỉnh bị tê liệt từ lúc 10 giờ sáng 15/9; riêng tại thị xã Kỳ Anh, bão làm đổ sập cột ăng-ten Đài TT-TH và cột phát sóng Viettel làm mất liên lạc nhiều giờ.

Hà Tĩnh tan hoang sau siêu bão - Hình 2Cột ăng-ten Đài TT-TH thị xã Kỳ Anh bị bão quật đổ

Toàn tỉnh có trên 3.100ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có hơn 2.000 ha nước ngọt và 1.100ha mặn lợ (800ha tôm và 300ha nhuyễn thể) bị ngập, hư hại hoàn toàn; đặc biệt có khoảng 60 tấn tôm của Công ty Graumet ở xã Kỳ Phương đã đến kỳ thu hoạch những chưa thu hoạch kịp bị thiệt hại nặng

Gần 1.000 ha lúa mùa, nhiều diện tích rau màu bị bị ngập, hư hỏng; khoảng 8.000ha cây ăn quả bị hư hại, trong đó có 2.000 ha bưởi đang trong thời kỳ thu hoạch và 6.000 ha cam rất nhiều quả.

Nhiều đoạn đê biển thuộc các huyện Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh bị nước tràn qua gây sạt và vỡ một số điểm: Tuyến đê biển Tả Nghèn - Lộc Hà bị vỡ và trôi cống Kho Muối và vỡ 25m đê; tuyến đê biển Cẩm Hà - Cẩm Lộc bị nước tràn qua với chiều dài trên 2km gây sạt lở, UBND huyện đã huy động nhân lực, vật tư, phương tiện chống tràn an toàn; tuyến đê Đá Bạc, huyện Nghi Xuân nước biển tràn qua đê làm ngập nhà dân.

Ngay sau khi cơn bão đi qua, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo tất cả các cấp chính quyền, ban ngành trong tỉnh tiến hành rà soát, đánh giá cụ thể thiệt hại để có giải pháp khắc phục cả trước mắt cũng như lâu dài. Đặc biệt là huy động mọi lực lượng kịp thời hỗ trợ nhân dân sớm ổn định cuộc sống; khôi phục hệ thống điện, thông tin liên lạc để kịp thời phục vụ nhân dân và các ngành kinh tế.

Dưới đây là những hình ảnh nhà cửa, cây cối, cột điện, đường... và nhiều tài sản ảnh tan hoang sau siêu bão tại Hà Tĩnh:

Hà Tĩnh tan hoang sau siêu bão - Hình 3 Hà Tĩnh tan hoang sau siêu bão - Hình 3 Hà Tĩnh tan hoang sau siêu bão - Hình 3 Hà Tĩnh tan hoang sau siêu bão - Hình 3 Hà Tĩnh tan hoang sau siêu bão - Hình 3 Hà Tĩnh tan hoang sau siêu bão - Hình 3 Hà Tĩnh tan hoang sau siêu bão - Hình 3 Hà Tĩnh tan hoang sau siêu bão - Hình 3 Hà Tĩnh tan hoang sau siêu bão - Hình 3Hà Tĩnh tan hoang sau siêu bão - Hình 3

    Khánh Trình

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử
Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử

Ngày 24/4, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Đoàn khảo sát của Uỷ ban xã hội, Quốc hội khoá XV do đồng chí Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội, Quốc hội Khoá XV làm trưởng đoàn làm việc với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan về tình hình phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Ngân hàng khuyến cáo không mua bán ngoại tệ tự do
Ngân hàng khuyến cáo không mua bán ngoại tệ tự do

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. HCM khuyến cáo người dân mua bán ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, không mua bán ngoại tệ tự do, trái với quy định pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Ngày 24/4, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cùng dự có thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện các KCN thành lập giai đoạn 2022-2025.

Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024
Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024

Ngày 24/4, tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu Hội Soóng, tỉnh Quảng Ninh cọ đã diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn.

Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng
Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng

Liên quan đến vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả, Cơ quan CSĐT Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam thêm một đối tượng về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Chiều ngày 24/4, tại thành phố Móng Cái, Cục Hải quan tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) biên giới và phát triển đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.