Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Tĩnh: Tín dụng đen “vươn vòi bạch tuộc” từ thành thị tới nông thôn

Tính tới đầu năm 2018, cả nước mới chỉ có 16 công ty tài chính được Ngân nhà hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, theo số liệu từ cơ quan chức năng Hà Tĩnh, hiện toàn tỉnh có tới hơn 300 cơ sở hoạt động cho vay tài chính (tín chấp).

Treo đầu dê, bán thịt chó!

Để xóa sổ các băng nhóm “tín dụng đen” “núp bóng” dưới danh nghĩa công ty tài chính là một thử thách lớn đối với cơ quan chức năng. Bởi ban ngày, chúng dường như “án binh bất động”, đêm tối mới là thời gian hoạt động, những tờ giấy in đậm dòng chữ “cho vay lãi suất thấp”, “cho vay trả góp”, “cho vay tiền nhanh trong ngày”,… được dán khắp các trụ điện, cổng trường, bến xe bus,… những nơi công cộng nhiều người qua lại.

Hà Tĩnh: Tín dụng đen “vươn vòi bạch tuộc” từ thành thị tới nông thôn - Hình 1

Điều đáng nói, đằng sau những tờ giấy đó tiềm ẩn mới nguy hại rất lớn. Bởi lẽ, bên cho vay luôn đưa ra những lời mời chào nhiệt thành, kèm them nhiều cam kết “có lợi” cho người vay, như trả góp với ưu đãi lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng, thủ tục đơn giản,… Tuy nhiên thực tế lại khác “một trời một vực”.

Trong vai người cần vay vốn làm ăn, chúng tôi đã nhặt một tờ rơi in đậm dòng chữ “cho vay trả góp” và liên hệ với số điện thoại đính kèm trên đó. Qua điện thoại, được biết, chỉ cần đưa CMND và sổ hộ khẩu là có thể vay được số tiền lên đến hàng chục triệu đồng và giải ngân tức thì. Tiếp tục hẹn gặp “đối tác” để tìm hiểu, chúng tôi vỡ lẻ khi số tiền lãi phải trả hàng ngày quá lớn. Hơn nữa, bên vay cũng không giao đủ số tiền mà giữ lại một ít.

Nhiều hệ lụy xấu xuất phát từ “tín dụng đen”

Từ đầu năm 2018 đến nay đã xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay tài chính bất hợp pháp (tín dụng đen). Điển hình là 2 vụ giết người có sử dụng “vũ khí nóng” liên tục xảy ra ở Đức Thọ, Kỳ Anh đều xuất phát từ mâu thuẫn, tranh chấp địa bàn làm ăn, có liên quan đến các đối tượng trong các cơ sở cho vay tài chính trái phép.

Cụ thể, vào khoảng 18h ngày 20/9, tại thôn Yên Cường, xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã xảy ra vụ án mạng. Được biết, do mâu thuẫn trong việc tranh chấp địa bàn hoạt động dịch vụ cho vay tài chính nên hai nhóm đối tượng đã dùng súng, dao, kiếm thanh toán lẫn nhau. Hậu quả khiến một nam thanh niên tên Trần Cao Nguyên (SN 1984, trú thôn 3, xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ) bị đối phương dùng súng bắn thẳng vào ngực khiến người này tử vong tại chỗ.

Trước đó, vào chiều 16/10, trên Quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng xảy ra một vụ hỗn chiến mà nguyên nhân cũng xuất phát từ việc tranh chấp địa bàn kinh doanh dịch vụ hỗ trợ tài chính (tín chấp). Theo tài liệu điều tra, kết luận của cơ quan chức năng, chỉ vì 2 cơ sở dịch vụ mở cạnh nhau nên một cuộc hỗn chiến bằng “hàng nóng” đã diễn ra ngay trên Quốc lộ khiến người đi đường không khỏi hoang mang, sợ hãi.

Hà Tĩnh: Tín dụng đen “vươn vòi bạch tuộc” từ thành thị tới nông thôn - Hình 2

Khẩu súng Colt Rulo thu giữ sau vụ "hỗn chiến" giữa 2 nhóm cầm đồ xảy ra trên QL1A vào ngày 16/10

Đó mới chỉ là bề nổi của “tảng băng trôi”, còn phần chìm với vô số hệ lụy, đưa người vay “vào tròng”, hình thành lên một bộ phận trái đạo đức, pháp luật mà nhắc tới khiến nhiều người khiếp sợ chính là đòi nợ thuê, nhiều vụ ẩu đả, “xử nhau” bằng súng, kiếm, mã tấu,… trong tranh chấp địa bàn hoạt động cũng có xuất phát điểm từ đây.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Tĩnh, các loại hình cho vay dưới các tên gọi như “dịch vụ hỗ trợ tài chính”, “dịch vụ cầm đồ - cho vay tài chính”, “cho vay tín chấp”… mọc lên như "nấm sau mưa".

Hơn lúc nào hết, cần sự phối hợp chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng, tập trung điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các hành vi đòi nợ trái phép. Đồng thời người dân cũng phải nhận thức được hệ lụy xấu từ các dịch vụ hỗ trợ tài chính trái phép tránh việc “tiền mất, tật mang”.

Hoàng Linh

Bài liên quan

Tin mới

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT
Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT

Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) vừa tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT, đơn vị trực thuộc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp.

Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE
Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE

Ngày 20/3/2024, Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, Bộ Công Thương nhận được Thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.