Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hải Dương: Ai cấp “bùa hộ mệnh” cho “đất tặc” lộng hành?

Những quả đồi nham nhở do bị khai thác đất, những hố đất bị đào sâu, cảnh xe tải nối đuôi nhau chở đất đá diễn ra công khai tại nhiều địa phương thuộc thị xã Chí Linh... Vì sao “đất tặc” có thể dễ dàng qua mặt các cơ quan chức năng để khai thác đất?

 
Lấy cớ để hợp thức hóa việc khai thác đất trái phép
 
Nếu như tỉnh Quảng Ninh được biết đến có mỏ than với trữ lượng lớn tại nhiều địa phương, thì tại thị xã Chí Linh (Hải Dương) được biết đến như mỏ đất sét lớn trong khu vực. Đây cũng là nơi từng được biết đến là “thủ phủ” của “đất tặc” với nhiều vụ việc lùm xùm liên quan đến khai thác đất sét trái phép.
 
Để ngăn chặn tình trạng khai thác đất trái phép trên địa bàn, thị xã Chí Linh đã xây dựng những đề án, chuyên đề tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường các biện pháp nhằm đẩy lùi, ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép.
 
Tưởng chừng, với sự nỗ lực của UBND thị xã Chí Linh cùng với các cơ quan chức năng địa phương này, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép sẽ được đẩy lùi. Tuy nhiên trên thực tế, việc khai thác đất sét trái phép vẫn diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm hợp thức hóa để được khai thác một cách công khai mà không sợ bị ai… “sờ gáy”?
Hải Dương: Ai cấp “bùa hộ mệnh” cho “đất tặc” lộng hành? - Hình 1
 
Xin phép hạ thấp độ cao hiến đất cho UBND xã Hoàng Tiến
 
Theo phản ánh của người dân thôn Phục Thiện (xã Hoàng Tiến, thị xã Chí Linh), thời gian gần đây, xuất hiện nhiều xe tải chở đất lưu thông rầm rộ mà không bị xử lý. Người dân nghi vấn, trên địa bàn thôn xuất hiện việc khai thác đất trái phép.
 
Để tìm hiểu rõ vấn đề trên, PV đã có buổi trao đổi với Chủ tịch UBND xã Hoàng Tiến – ông Nguyễn Văn Thiệu. Theo lý giải của ông Thiệu, việc khai thác đất tại một hộ dân trên địa bàn diễn ra thời gian gần đây và nguyên nhân xuất phát từ việc hộ dân này có quả đồi trồng cây lâu năm, nhưng không hiệu quả nên đã có đơn xin hạ thấp độ cao và tình nguyện hiến đất để địa phương làm đường nội đồng. 
 
Tuy nhiên, theo quan sát của PV, khu vực khai thác bị đào sâu, những quả đồi bị đào bới nham nhở, khối lượng đất đá, sỏi bị lấy đi rất lớn nhưng phần đất để làm đường nội đồng rất mỏng, không tương xứng với khối lượng đất đá đã khai thác. 
 
Ngay trong buổi khảo sát thực tế sáng 15/1/2018, tại chân đồi Hang Hổ (thuộc thôn Phục Thiện, xã Hoàng Tiến), các máy múc vẫn ngang nhiên hoạt động bình thường, các lớp đất vẫn đang được bóc ra thành từng mảng để các xe tải vận chuyển ra bên ngoài. Độ sâu quả đồi đã được khai thác đến 10m2, rộng hàng trăm m2.
Người dân địa phương cho rằng, việc hạ độ cao quả đồi, lấy đất làm đường nội đồng chỉ là cái cớ để hợp thức hóa việc khai thác đất trái phép tại nơi đây. 
 
Cứ có đơn xin cải tạo đồi là cho phép khai thác đất?
 
Tương tự như ở xã Hoàng Tiến, tại phường Hoàng Tân (thị xã Chí Linh), tình trạng xin cấp phép cải tạo đồi để khai thác đất vẫn thản nhiên diễn ra.
 
Thực tế, tại thôn Đồng Chóc (phường Hoàng Tân, thị xã Chí Linh), thời gian qua có nhiều xe tải chở đất đá lưu thông trên địa bàn. Các xe này đều lấy đất tại khu vực quả đồi vốn là đất trồng rừng được chuyển đổi thành đất trồng cây ăn quả lâu năm của gia đình ông Nguyễn Văn Vĩnh. Tại khu vực này, thời điểm PV có mặt, các xe xúc vẫn hoạt động mạnh, những xe tải nối nhau chở đất tấp nập trên đường. Tại khu vực khai thác, quả đồi đã bị múc đi một phần đất, trở nên nham nhở.
 
Hải Dương: Ai cấp “bùa hộ mệnh” cho “đất tặc” lộng hành? - Hình 2
 
Xin cấp phép cải tạo đồi để khai thác đất sét, tại thôn Đồng Chóc, phường Hoàng Tân
 
Theo tìm hiểu của PV, thời gian gần đây, gia đình ông Vĩnh có đơn gửi UBND phường Hoàng Tân và dựa trên tờ đơn này, UBND phường Hoàng Tân có báo cáo lên thị xã Chí Linh để xin ý kiến chỉ đạo.
 
Theo đó, ông Nguyễn Văn Vĩnh xin phép chính quyền địa phương hạ thấp quả đồi để tiện canh tác với lý do: “Mưa to đã gây sạt lở đất xuống lấp đầy sân nhà, gây khó khăn trong sinh hoạt cũng như không đảm bảo an toàn cho gia đình. Mặt khác, do canh tác trên cao gặp nhiều khó khăn không thuận lợi nên hiệu quả canh tác thấp. Đề nghị các cấp chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để gia đình được hạ thâp một phần diện tích (khoảng 600 m2), độ sâu xin hạ thấp trung bình 5 m”.
 
Gia đình ông Vĩnh xin tự nguyện hiến phần đất dư thừa sau hạ thấp (khoảng 3.000 m3 đất đồi sỏi) để UBND phường Hoàng Tân san lấp, tu bổ vùng trũng Đọ Xá, đường giao thông và các công trình công ích của địa phương. 
 
Tuy nhiên thực tế, dù mới khai thác nhưng diện tích khai thác đã lên hàng trăm m2, chiều sâu gần chục mét. Ngoài đất đồi, sỏi, ở khu vực khai thác còn xuất lộ đất sét có giá trị lớn. Tuy nhiên, tại khu vực san lấp vùng trũng Đọ Xá, không thấy có loại đất này từ nơi khai thác (?!)
 
Chỉ đạo tạm dừng khai thác tất cả các mỏ, điểm có phép hay không có phép
 
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Phúc Thịnh – Phó chủ tịch UBND thị xã Chí Linh cho biết, trên địa bàn phường Hoàng Tân, chỉ có một hộ dân xin hạ độ cao quả đồi để đắp vùng. UBND phường Hoàng Tân đã có báo cáo lên UBND thị xã về việc này.
 
“Mới đây, chúng tôi đã họp yêu cầu tạm dừng khai thác. UBND thị xã cũng giao cho Văn phòng UBND thị xã ra thông báo yêu cầu các địa phương kiểm tra, dừng mọi hoạt động khai thác trái phép. Cùng với đó, những mỏ khai thác có phép cũng phải tạm dừng hoạt động trong thời gian diễn ra lễ, Tết để đảm bảo vệ sinh môi trường” – ông Nguyễn Phúc Thịnh cho biết.
 
Theo Phó chủ tịch UBND thị xã Chí Linh, thời gian qua, UBND thị xã Chí Linh đã có văn bản giao cho các địa phương, tổ chức nhà nước cấp nào có trách nhiệm quản lý khoáng sản chưa khai thác. Khi phát hiện có việc khai thác trái phép thì địa phương phải xử lý trước, sau đó phải có báo cáo với cấp có thẩm quyền. Nếu có sai phạm thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
 
“Có tình trạng xin khai thác, nhưng cũng có tình trạng “ăn cắp” - không thể kiểm soát hết được. Trên này, thấy có nhu cầu chính đáng mà không cho, nay mai vỡ vùng thì ai chịu trách nhiệm? Cho thì lại lợi dụng, xin một lấy hai, chả nhẽ trên này lại cử người xuống đó để giám sát? Chúng tôi giao cho địa phương quản lý thì địa phương phải chịu trách nhiệm”, Phó chủ tịch UBND thị xã Chí Linh – Nguyễn Phúc Thịnh nói.
 
Vậy trong quá trình "đất tặc" núp bóng xin hạ thấp độ cao để lợi dụng khai thác đất sét một cách công khai, vai trò giám sát của cơ quan quản lý địa phương ở đâu?
 
Ai sẽ chịu trách nhiệm để xảy ra tình trạng này?...
 
TH&CL sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Bùi Tú
 
Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.