Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hàng không “khát” nhân lực: Nguy cơ giành giật nhân sự kỹ thuật cao giữa các hãng

Khoảng 5 năm trở lại đây, tốc độ phát triển vận tải hàng không của Việt Nam khá ấn tượng, luôn thuộc TOP các nước dẫn đầu thế giới. Tuy nhiên, do sự phát triển “nóng”, doanh nghiệp mới chỉ quan tâm khai thác để đạt lợi nhuận tối đa mà quên đào tạo, bổ sung nhân lực kỹ thuật cao dẫn đến sự giành giật giữa các hãng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

THCL Khoảng 5 năm trở lại đây, tốc độ phát triển vận tải hàng không của Việt Nam khá ấn tượng, luôn thuộc TOP các nước dẫn đầu thế giới. Tuy nhiên, do sự phát triển “nóng”, doanh nghiệp mới chỉ quan tâm khai thác để đạt lợi nhuận tối đa mà quên đào tạo, bổ sung nhân lực kỹ thuật cao dẫn đến sự giành giật giữa các hãng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Hàng không “khát” nhân lực: Nguy cơ giành giật nhân sự kỹ thuật cao giữa các hãng - Hình 1

Nhân lực hàng không trình độ cao đang được các hãng "quan tâm" đặc biệt 

Phát triển “nóng” phải giành giật nhân lực của nhau

Thống kê của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, đến hết năm 2015, tổng số nhân lực ngành hàng không Việt Nam có 35.541 người (năm 2010 là 29.000 người), trong đó, phần lớn là lao động ở khối các doanh nghiệp hàng không chiếm hơn 28.000 người. So với năm 2010, tốc độ tăng lao động bình quân hơn 4,5%/năm. Tuy vậy, tỷ lệ phi công là người Việt Nam trong cơ cấu lực lượng có tăng nhưng ở mức độ thấp, cơ bản lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu hiện tại và một phần cho lâu dài.

Cục Hàng không cho rằng, ngành hàng không dân dụng phát triển tốc độ nhanh, một số doanh nghiệp có biểu hiện phát triển “nóng”, đặc biệt là phát triển đội tàu bay trong khi chưa chuẩn bị các nguồn lực và nhân lực dẫn đến khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực chuyên ngành kỹ thuật cao như phi công, thợ kỹ thuật tàu bay. Do đó, đã xảy ra tình trạng cạnh tranh gay gắt nguồn nhân lực trong nội bộ ngành hàng không.

Cần phải nhắc lại, đầu năm 2015, chỉ trong  vòng 5 ngày, 117 nhân lực kỹ thuật cao như phi công, thợ bảo dưỡng tàu bay… của Vietnam Airlines đã xin nghỉ việc hàng loạt bằng động thái đầu tiên là xin nghỉ ốm. Thời điểm đó, để đảm bảo việc vận hành khai thác, Vietnam Airlines đã phải kiến nghị Cục Hàng không tạm thời không cấp chứng nhận chuyển đổi nhà khai thác cho các lao động này, để tránh tình trạng nghỉ việc hàng loạt. Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam nhìn nhận, chỉ trong thời gian ngắn có hàng trăm phi công cáo ốm và xin nghỉ là rất bất thường, uy hiếp đến an toàn  bay. Bộ GTVT thời điểm đó cũng đã phải có biện pháp xử lý hành chính.

Một trong những nguyên nhân chính khiến hàng loạt nhân lực kỹ thuật cao của Vietnam Airlines thời điểm đó xin nghỉ là muốn chuyển sang hãng hàng không Vietjet Air vì chế độ đãi ngộ cao hơn. Để ngăn chặn tình trạng giành giật lao động kỹ thuật cao giữa các hãng, giữa năm 2015, Bộ GTVT đã phải ban hành Thông tư sửa đổi về quy chế an toàn hàng không dân dụng.

Theo đó quy định, với nhân viên trình độ cao như phi công, thợ sửa chữa tàu bay… muốn nghỉ việc phải thông báo cho nhà khai thác trước 120 ngày. Đến đầu năm 2016, tại Vietnam Airlines vẫn có những trường hợp phi công tiếp tục xin nghỉ việc để chuyển sang hãng hàng không Vietjet Air.

Chạy theo lợi nhuận bỏ quên nhân lực?

Theo báo cáo của các đơn vị trong ngành hàng không, dự báo đến năm 2020, nguồn nhân lực ngành sẽ có 48.860 người, chủ yếu vẫn là lực lượng lao động của các doanh nghiệp hàng không, khoảng hơn 40.000 người.

Trong đó, nhu cầu về số lượng, lao động nhìn chung không cao, tốc độ tăng trưởng là 3%/năm. Theo Cục Hàng không, nhu cầu về giám sát viên an toàn hàng không rất lớn, đặc biệt đối với lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, bảo đảm hoạt động bay để đảm bảo về số lượng giám sát viên theo định mức khuyến cáo của ICAO, nhằm thực thi đầy đủ trách nhiệm và nhiệm vụ của nhà chức trách hàng không theo quy định. Riêng đội ngũ giám sát viên an toàn lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, bảo đảm hoạt động bay cần phải bổ sung trong năm 2017 là 25 người.

Còn đối với các doanh nghiệp hàng không, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực khá lớn, theo dự báo tốc độ tăng lao động bình quân chung 5%/năm, cơ cấu lao động tăng chủ yếu ở lĩnh vực khai thác và cung cấp dịch vụ hàng không, nhất là đội ngũ nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ và tác nghiệp về hàng không; nhân viên hàng không đối với các chuyên ngành đặc thù. Một số doanh nghiệp có biểu hiện phát triển nóng như Vietjet Air dự báo tốc độ lao động bình quân tăng trên 30% /năm giai đoạn 2016 - 2020.

Mối lo về nguy cơ mất an toàn, an ninh hàng không khi tốc độ tăng trưởng vận tải hàng không quá “nóng”, một số hãng hàng không mới chỉ quan tâm đến việc khai thác tối đa lợi nhuận bằng việc liên tiếp mở rộng mạng lưới đường bay, tăng đội tàu bay mà bỏ quên phần đào tạo nhân lực đã dẫn đến sự giành giật trong nội bộ ngành luôn tiềm ẩn. Một chuyên gia giao thông cho rằng, Cục Hàng không còn dễ dãi trong việc quản lý tăng trưởng của các hãng hàng không.

Các hãng cứ xin mở đường bay, cấp slot là Cục cũng ùa theo mà không tính toán về nhân lực để đảm bảo cân đối. “Không cấm doanh nghiệp mua sắm thêm tàu bay, mở thêm đường bay nhưng khi mua thêm 1 tàu bay về thì phải có kế hoạch khai thác ra sao, nhân lực sẽ phải đáp ứng như thế nào thì mới cho đưa vào khai thác. Cũng bởi không quy định chặt chẽ nên mới có tình trạng doanh nghiệp hàng không giành giật nhân lực kỹ thuật cao của nhau, gây nguy cơ mất an toàn hàng không”, chuyên gia này nhận định.

Tại cuộc họp của Ủy ban ATGT Quốc gia mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa bày tỏ lo ngại, hàng không đang là sự lựa chọn số một của người Việt Nam là điều vô cùng bất hợp lý. Nhiều khi coi sự phát triển mạnh là thành tích thì là điều lệch lạc. Hàng không tăng trưởng cao sẽ làm vỡ kế hoạch của các loại hình vận tải khác, đồng thời yêu cầu các đơn vị trực thuộc ngành giao thông phải điều tiết lại.

Nguyễn Hưng

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.