Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hàng loạt sai phạm của VNPT và đơn vị thành viên: Trách nhiệm thuộc về ai?

Nhiều nhân vật liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang phải đối mặt với những bản án, sai phạm tại Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam được Thanh tra Chính phủ kiến nghị chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra…; thì hàng loạt sai phạm tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và các đơn vị thành viên sẽ xử lý thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai…?

Hàng loạt sai phạm của VNPT và đơn vị thành viên: Trách nhiệm thuộc về ai? - Hình 1

Hàng loạt sai phạm tại VNPT và các đơn vị thành viên sẽ xử lý thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai…? Đó là câu hỏi đang được dư luận đặc biệt quan tâm

Từ kinh doanh thua lỗ đến nguy cơ mất vốn hơn 637 tỷ đồng

Thương hiệu & Công luận đã thông tin, vừa qua Thanh tra Bộ Tài chính đã thông báo Kết luận thanh tra tại VNPT và các đơn vị thành viên, gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn, Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT-VinaPhone), Tổng công ty Truyền thông (VNPT - Media), Công ty CP Công nghệ công nghiệp bưu chính viễn thông và Công ty CP Viễn thông - tin học bưu điện (CT - IN).

Nội dung thanh tra liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp; hạch toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và chấp hành quy định pháp luật về tài chính, kế toán đối với doanh nghiệp. Thời kỳ thanh tra theo quyết định là năm 2016.

Qua quá trình thanh tra, Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra hàng loạt sai phạm của VNPT và các đơn vị trực thuộc.

Hàng loạt sai phạm của VNPT và đơn vị thành viên: Trách nhiệm thuộc về ai? - Hình 2

Về quản lý TSCĐ, Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện có 2/5 doanh nghiệp đã trích khấu hao TSCĐ chưa đúng quy định số tiền 17,3 tỷ đồng

Cụ thể, về quản lý tài sản cố định (TSCĐ), Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện có 2/5 doanh nghiệp đã trích khấu hao TSCĐ chưa đúng quy định số tiền 17,3 tỷ đồng.

Tại VNPT, có 3 đơn vị hoạch toán phụ thuộc được thanh tra hạch toán không đúng chi phí khấu hao TSCĐ số tiền hơn 17,2 tỷ đồng, gồm: Viễn thông Nghệ An: Trích khấu hao không đúng hơn 785 triệu đồng (trong đó, tăng không đúng hơn 943 triệu đồng của 133 tài sản cố định và trích thiếu khấu hao hơn 158 triệu đồng của 18 tài sản cố định).

Đặc biệt, về hoạt động đầu tư tài chính, kết quả thanh tra tại 3/5 DN đến thời điểm 31/12/2016 cho thấy, các doanh nghiệp này có tổng vốn đầu tư khoảng 6.553 tỷ đồng. Trong đó, tổng số vốn đầu tư tiềm ẩn rủi ro mất vốn hơn 637 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 10% tổng vốn đầu tư.

Cụ thể, Tại VNPT, số vốn đầu tư tài chính dài hạn là hơn 6.311 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào 28 công ty con 5.077 tỷ đồng. Năm 2016, có 27/28 công ty con hoạt động kinh doanh có lãi khoảng 1.809 tỷ đồng; còn 1/28 công ty hoạt động kinh doanh thua lỗ hơn 2,2 tỷ đồng.

Hàng loạt sai phạm của VNPT và đơn vị thành viên: Trách nhiệm thuộc về ai? - Hình 3

VNPT và các đơn vị thành viên kinh doanh thua lỗ, tiền ẩn nguy cơ mất vốn hơn 637 tỷ đồng

Tuy nhiên, có 10 công ty con của VNPT đang kinh doanh thua lỗ, số lỗ tính đến thời điểm 31/12/2016 là hơn 679 tỷ đồng. Số vốn đầu tư tiềm ẩn rủi ro mất vốn của 28 công ty con trực thuộc VNPT, tính theo tỷ lệ góp vốn là hơn 563 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm 2016 VNPT đầu tư hơn 540 tỷ đồng vào 30 công ty liên kết. Trong đó, có 27 công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh có lãi khoảng 290 tỷ đồng; 3 công ty kinh doanh thua lỗ hơn 7 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến thời điểm 31/12/2016 là hơn 134 tỷ đồng. Số vốn đầu tư của các công ty liên kết tiềm ẩn rủi ro mất vốn, tính theo tỷ lệ góp vốn là hơn 29 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VNPT còn đầu tư vốn hơn 694 tỷ đồng vào nhiều hoạt động khác tại 12 đơn vị. Tuy nhiên, trong năm 2016 chỉ có 4 đơn vị kinh doanh có lãi khoảng 384 tỷ đồng... Là một trong những đơn vị kinh doanh có lãi trong năm 2016, nhưng số lỗ lũy kế của Công ty CP Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn lại lỗ lũy kế khoảng 102 tỷ đồng. Số vốn còn lại được VNPT đầu tư vào các tổ chức viễn thông nhiều nước như ATH, Acasia Malaysia, Intersputnik.

Hàng loạt dự án đầu tư chậm tiến độ, dừng triển khai, gây tổn thất lớn

Cũng theo Thanh tra Bộ Tài chính, trong số các dự án đang được VNPT đầu tư xây dựng, có 27 dự án chậm tiến độ 1 - 7 năm so với quyết định phê duyệt đầu tư.

Trong đó, 23 dự án chưa hoàn thành, 4 dự án đã hoàn thành. Nguyên nhân chậm tiến độ theo giải trình của Tổng công ty Hạ tầng mạng do các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, một số nhà thầu gặp khó khăn về tài chính, dự án được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước… Riêng dự án cáp quang biển quốc tế chậm tiến độ, do phụ thuộc vào nhà thầu nước ngoài.

Hàng loạt sai phạm của VNPT và đơn vị thành viên: Trách nhiệm thuộc về ai? - Hình 4

Dự án Trung tâm Giao dịch và Điều hành viễn thông quốc gia xây dựng trên diện tích đất 19.050m2, tại số 62-64 Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội), nhưng đến nay vẫn chưa khởi công

Điển hình là dự án xây dựng Trung tâm Giao dịch và điều hành viễn thông quốc gia chậm hơn 7 năm, đến nay vẫn chưa khởi công; dự án trang bị hệ thống HLR tập trung mạng Vinaphone chậm tiến độ gần 2 năm; Dự án Trung tâm nút mạng VTLT khu vực miền Trung và Tây nguyên chậm 1 năm; dự án tuyến cáp quang Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng chậm hơn 1 năm…

Nhiều dự án đầu tư do VNPT thực hiện đến nay đã phải dừng hoặc giãn tiến độ, như dự án cáp quang biển Ba Hòn - Phú Quốc; dự án tòa nhà thứ 2 Trung tâm nút mạng viễn thông liên tỉnh khu vực phía Bắc tại Hà Nội; dự án trang thiết bị hệ thống quản lý tòa nhà thông minh tại Trung tâm nút mạng miền Trung và Tây Nguyên. Các dự án này đến nay đã dừng triển khai vì thiếu hiệu quả kinh tế, không thật sự cần thiết. Tổn thất từ việc dừng các dự án này ước tính 4 tỷ đồng.

Hàng loạt sai phạm của VNPT và đơn vị thành viên: Trách nhiệm thuộc về ai? - Hình 5

Khu đất xây dựng Dự án Bệnh viện Bưu điện 3 tại Đà Nẵng hiện đã được thu hồi chờ giao cho chủ đầu tư mới (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Quá trình thanh tra ngẫu nhiên 3 dự án do VNPT triển khai đã phát hiện một số vật tư thiết bị nhập khẩu có sự thay đổi về xuất xứ hàng hóa. Chẳng hạn, tại dự án trang thiết bị hệ thống vô tuyến 3G khu vực 7 tỉnh miền Bắc mạng Vinaphone năm 2015, Tổng công ty Hạ tầng mạng ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị NODER của Nokia, nhưng tờ khai hàng hóa nhập khẩu lại cho thấy thiết bị này được nhập từ Trung Quốc, trong khi vẫn giữ nguyên giá thanh toán hợp đồng trúng thầu.

Sai phạm này cũng diễn ra tại dự án trang bị hệ thống truyền dẫn Đông Bắc năm 2015, hợp đồng trúng thầu ghi thiết bị nhập khẩu từ Hoa Kỳ, nhưng theo tờ khai hải quan thiết bị lắp đặt tại dự án được nhập khẩu từ Malaysia. Tại dự án phát triển mạng vô tuyến các tỉnh phía Nam giai đoạn 2014 - 2015, hợp đồng trúng thầu ghi thiết bị xuất xứ Canada, nhưng theo tờ khai hải quan nhà thầu cung cấp thiết bị nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc…

Kê khai sai, nộp thuế thiếu

Đặc biệt, Thanh tra Bộ Tài chính cũng kiến nghị truy thu hơn 97,5 tỷ đồng từ VNPT. Trong đó, truy thu thuế giá trị gia tăng hơn 100 triệu đồng, và hơn 97,4 tỷ đồng là truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong đó, VNPT kê khai và nộp thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền là 74,8 tỷ đồng, do hoạch toán tăng không đúng chi phí là 25,8 tỷ đồng; giảm trừ chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 không đúng: Về quỹ tiền lương người lao động năm 2015 là 262,8 tỷ đồng; chi phí dừng dự án đầu tư 44,6 tỷ đồng; chi phí lãi vay là 40,6 tỷ đồng do thiếu vốn điều lệ và chưa loại trừ khỏi chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản vi phạm pháp luật về thuế của Tổng công ty Hạ tầng mạng số tiền 228 triệu đồng.

Hàng loạt sai phạm của VNPT và đơn vị thành viên: Trách nhiệm thuộc về ai? - Hình 6

Thanh tra Bộ Tài chính kiến nghị truy thu hơn 97,5 tỷ đồng từ VNPT

Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT – Vinaphone) kê khai và nộp thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền hơn 18 tỷ đồng, do hạch toán tăng không đúng chi phí hơn 2,9 tỷ đồng và trích dự phòng quỹ tiền lương người lao động tăng không đúng năm 2016 là 87,4 tỷ đồng.

Công ty CP Viễn thông – Tin học bưu điện (CT – IN) kê khai và nộp thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền hơn 1,8 tỷ đồng, do hạch toán thiếu lợi nhuận năm 2016 là hơn 9,3 tỷ đồng.

Công ty CP Công nghệ công nghiệp bưu chính viễn thông kê khai và nộp thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 275 triệu đồng, do hạch toán thiếu lợi nhuận năm 2016 số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Tổng công ty Truyền thông (VNPT – Media) kê khai và nộp thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp sô tiền hơn 2,3 tỷ đồng, do hạch toán thiếu lợi nhuận năm 2016 là hơn 6,8 tỷ đồng và trích lập dự phòng quỹ tiền lương người lao động tăng không đúng năm 2016 số tiền hơn 5,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, Thanh tra Bộ Tài chính còn phát hiện 2/5 doanh nghiệp được thanh tra thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ do kê khai thiếu thuế giá trị gia tăng đầu ra số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

Trong đó, Công ty CP Dịch vụ viễn thông (VNPT – Vinaphone) là hơn 1,2 tỷ đồng và Công ty CP Viễn thông – Tin học bưu điện (CT – IN) là 21 triệu đồng.

Bên cạnh đó, nhiều dự án do VNPT đầu tư trong những năm qua phải dừng thực hiện hoặc hủy nhưng tập đoàn khó thu hồi khoản vốn đã chi cho nhà thầu. Cụ thể, Dự án Bệnh viện Bưu điện 3 tại Đà Nẵng, VNPT chi đầu tư 26,4 tỷ đồng; Dự án Khu điều dưỡng Quảng Nam đã chi cho nhà thầu 12,3 tỷ đồng; Dự án Trung tâm Giao dịch và điều hành viễn thông quốc gia chi 51 tỷ đồng…

Được biết, VNPT là tập đoàn bưu chính viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, đang nắm giữ 2 mạng viễn thông lớn Vinaphone và Mobifone. Tổng doanh thu năm 2017 của VNPT ước đạt 144.747 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 5.010 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông (ngày 26/12/2017), ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn VNPT cho biết, VNPT đã hoàn thành vượt mức các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2017, đồng thời bày tỏ mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt Đề án Tái cơ cấu lại Tập đoàn để chuẩn bị cho thực hiện cổ phần hóa từ năm 2019.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Ngọc Anh

Tin mới

Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025
Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025

Thực hiện Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 22/03/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025, Trường THPT chuyên Lam Sơn xin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh của nhà trường năm học 2024-2025.

Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn
Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn

Thông tin từ Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), đến ngày 28/3/2024, dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đạt thành tựu vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn, không xảy ra tai nạn lao động.

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây
Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.

Bắt Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân vì lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng
Bắt Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân vì lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) chi nhánh Thanh Xuân về hành vi hành vi lừa đảo chiếm đoạt của 8 bị hại. Tổng số tiền lên tới 338 tỷ đồng.

Thanh Hóa tập huấn kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho cán bộ, chiến sỹ Công an
Thanh Hóa tập huấn kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho cán bộ, chiến sỹ Công an

Thực hiện Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tình hình mới, ngày 28/3, Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức 2 lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH) cho hơn 800 đồng chí là lãnh đạo, chỉ huy, CBCS đang công tác tại các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh.

Bình Định – Canada hợp tác, đẩy mạnh hoạt động thương mại
Bình Định – Canada hợp tác, đẩy mạnh hoạt động thương mại

Ngày 28/03, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, số 01 Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Xúc tiến Thương mại Bình Định - Canada năm 2024. Hội nghị là cầu nối quan trọng trong việc kết nối giao thương, xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp Bình Định và Canada…