Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hàng loạt sai phạm tại Nhà máy nước Yên Sở: Trách nhiệm thuộc về ai?

Theo Kết luận thanh tra số 1785/TB-TTCP ngày 19/7/2017 của Thanh tra Chính phủ nêu rõ: Để xảy ra sai phạm tại Nhà máy nước Yên Sở, một phần trách nhiệm thuộc về các Sở, ngành liên quan trực thuộc UBND TP. Hà Nội...

Trách nhiệm thuộc về các Sở, ngành... liên quan

Bên cạnh việc Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở triển khai trong khi chưa có kết quả thẩm tra thiết kế cơ sở của Bộ Xây dựng, thẩm tra phê duyệt công nghệ của Sở KH&CN, chưa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Việc lập thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán theo quy định của Nhà đầu tư còn hạn chế và được thực hiện trong quá trình thi công nhà máy.

Cơ quan quản lý Hợp đồng là Sở TN&MT không kịp thời tham mưu cho UBND TP. Hà Nội để hướng dẫn Nhà đầu tư lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán đảm bảo theo yêu cầu của Hợp đồng và quy định của Pháp luật Việt Nam dẫn đến việc phải điều chỉnh nhiều lần trong quá trình thực hiện.

Thì việc Nhà đầu tư ký hợp đồng EPC và tổng thầu EPC đã thực hiện thi công xây dựng từ tháng 1/1/2009 theo hồ sơ và thiết kế chưa được các cơ quan chức năng thẩm định, thẩm tra, thể hiện việc thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, hướng dẫn, giám sát của cơ quan quản lý và các cơ quan khác có liên quan thuộc UBND TP. Hà Nội đối với Nhà đầu tư cũng như Tổng thầu EPC.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các khuyết điểm, sai phạm trong quá trình thực hiện dự án.

Hàng loạt sai phạm tại Nhà máy nước Yên Sở: Trách nhiệm thuộc về ai? - Hình 1

Sai phạm tại Nhà máy nước Yên Sở một phần trách nhiệm thuộc về các Sở, ngành liên quan trực thuộc UBND TP. Hà Nội

Cũng theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ, toàn bộ quá trình thi công, thực hiện dự án trước khi ký hợp đồng BT không có sự tham gia giám sát, thẩm định, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước, của các sở, ban ngành thuộc UBND TP. Hà Nội.

Chưa có đầy đủ cơ sở về hồ sơ, tài liệu theo quy định để xem xét quyết toán đối với một số hạng mục chi phí (chi phí lãi vay, chi phí luật, chi phí luật chung…) theo đề nghị của Nhà đầu tư.

Trong điều kiện bình thường, chất lượng nước thải sau xử lý không đạt theo yêu cầu của Hợp đồng BT.

Thậm chí, tại một số chỉ tiêu cụ thể, trường hợp có bổ sung định lượng các bon cũng không đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Hợp đồng BT.

Việc Sở TNMT và liên ngành (thời kỳ 2008 - 2012) có văn bản số 2109/STNMT-BDA ngày 8/5/2013 gửi Tổng cục môi trường- Bộ TNMT đề nghị áp dụng giá trị cột B quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT là chưa phù hợp với quy định của Hợp đồng BT.

Hậu quả là toàn bộ nước thải sinh hoạt của khu Công viên Yên Sở, các khu đô thị C1, C2 (khoảng 10.000m3/ngày) chưa được Công ty Gamuda Việt Nam tiến hành qua bước thu gom xử lý theo quy định.

Giá trị thực hiện nạo vét và đề nghị quyết toán vào giá trị dự án theo báo cáo của Nhà đầu tư là 9.857.505 USD, không có hồ sơ, tài liệu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định và phê duyệt về biện pháp thi công, khối lượng nạo vét thực tế, đơn giá, định mức thực hiện.

Việc lập, phê duyệt, triển khai việc thực hiện nạo vét hồ, việc giám sát thi công và công tác hoàn công đều do Nhà đầu tư triển khai, không có sự tham gia giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan chức năng thuộc UBND TP. Hà Nội (thời kỳ 2008 - 2012).

Vì vậy, chưa có đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định để làm cơ sở xem xét quyết toán đối với giá trị nạo vét này.

Việc kéo dài thời gian hoàn thành dự án 18 tháng, nguyên nhân chính là do việc thực hiện công tác xây dựng đối với một số nội dung, hàng mục bị điều chỉnh thiết kế; chất lượng nước thải đầu ra chưa được làm rõ và xử lý triệt để các thông số Ni tơ, Phố pho.

Việc chậm trễ trong thành lập Hội đồng nghiệm thu, bàn giao vận hành nhà máy… làm tăng chi phí phát sinh ngoài Hợp đồng, giá trị sau kiểm toán là 11.548.183 USD.

Nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm đối với các khoản phát sinh tăng nêu trên chưa được UBND TP. Hà Nội, các sở, ngành có liên (thời kỳ 2008 - 2012) quan thẩm tra, thẩm định, làm rõ để làm cơ sở xem xét, quyết toán.

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý sai phạm

Theo đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, tham mưu, ban hành văn bản quy định rõ về cơ chế, quản lý giám sát của Cơ quan quản lý hợp đồng đối với việc thự hiện các dự án đối ừng dự án BT.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thự hiện Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, trong đó quy định rõ về nguyên tắc xác định tổng vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; lãi vay, nguyên tắc tính lãi vay và cách xác định lợi nhuận hợp lý của Nhà đầu tư, phương thức thanh toán, điều kiện thanh toán, hoạch toán và quản lý thanh toán; Chi phí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan quản lý hợp đồng.

Hàng loạt sai phạm tại Nhà máy nước Yên Sở: Trách nhiệm thuộc về ai? - Hình 2

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP. Hà Nội xử lý các sai phạm đã nêu trong kết luận thanh tra

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP. Hà Nội căn cứ kết quả thanh tra thực hiện việc xử lý trách nhiệm của Lãnh đạo UBNDTP. Hà Nội (thời kỳ 2008 - 2012) liên quan đến khuyết điểm, vi phạm trong việc quyết định lựa chon nhà đầu tư, thự hiện quy trình chỉ định ngà đầu tư; đôn đọc, chỉ đạo, giám sát các đơn vị cấp dưới triển khai thự hiện hợp đồng BT và các dự án đối ứng..., như nêu tại kết luận thanh tra.

Kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thực hiện việc xử lý trách nhiệm đối với các Sở, ban, ngành chức năng, các cơ quan quản lý hợp đồng BT và các tổ chức, cá nhân thuộc UBND TP. Hà Nội (thời kỳ 2008 - 2012), đã có khuyết điểm, vi phạm nêu trong kết luận thanh tra liên quan đến quá trình tham mưu, quản lý, giám sát, thực hiện hợp đồng.

Chỉ đạo các đơn vị quản lý hợp đồng rà soát, thực hiện xử lý trách nhiệm của các Nhà thầu tư vấn có khuyết điểm, vi phạm tại các bước khảo sát, lập dự án đầu tư và tư vấn thẩm tra dự toán thiết kế sau thiết kế cơ sở và tư vấn thẩm tra tổng mức đầu tư để giảm trừ giá trị thanh toán hợp đồng tư vấn theo quy định.

Chỉ đạo sở Xây dựng Hà Nội: Căn cứ vào các vi phạm của Nhà đầu tư được nêu tại kết luận thanh tra để thự hiện xử phạt hành chính đối với các công ty có sai phạm...

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Tuấn Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.