Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hàng loạt vấn đề nóng đầu năm học mới được lãnh đạo Hà Nội giải đáp

Chiều 29/5, tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội về thông tin kết quả năm học 2017 - 2018 và kế hoạch chuẩn bị năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, nhiều thắc mắc được đặt ra trước thềm năm học mới như, vì sao phải tăng học phí, căng thẳng tuyển sinh đầu cấp, tình trạng quá tải trường học...

Hàng loạt vấn đề nóng đầu năm học mới được lãnh đạo Hà Nội giải đáp - Hình 1

Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội Hoàng Hữu Trung thông tin tại buổi họp báo

Về vấn đề tăng học phí trong năm học mới 2018-2019, ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đã có tờ trình Thành phố phương án tăng học phí dựa trên các nguyên tắc: Phù hợp đời sống người dân trên địa bàn, theo đúng lộ trình được HĐND TP đề ra và đảm bảo đầu tư tốt hơn cho giáo dục.

Cùng với việc tăng học phí, Hà Nội đảm bảo tất cả đối tượng ưu tiên chính sách được hưởng miễn giảm học phí.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, học phí Hà Nội hiện còn thấp hơn nhiều tỉnh thành phố khác và mức tăng học phí ở mức được thống kê không vượt quá 2% tổng thu nhập người dân. 

Theo đó, mức học mới năm nay dự kiến với khối các trường nội thành là 155.000 đồng/học sinh/tháng, 75.000 đồng/học sinh/tháng với học sinh nông thôn, học sinh miền núi thu ở mức 19.000 đồng/học sinh/tháng. 

Bên cạnh đó, các trường không được giữ lại toàn bộ học phí thu được mà phải nộp về TP 60% để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường.

Tại buổi họp báo, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội Hoàng Hữu Trung cho biết, năm học 2017 – 2018, ngành GD&ĐT Hà Nội đã triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đã đạt được những kết quả toàn diện. Bên cạnh đó, ngành giáo dục Thủ đô cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2017 là 80/130 trường, đạt 162,5% kế hoạch và nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố lên 52% (trong đó công lập đạt 62%).

Năm học 2017 - 2018, trên địa bàn Hà Nội có 2.641 trường mầm non, phổ thông và 2 Trung cấp chuyên nghiệp với 1.892.748 học sinh. Trong đó có 2.166 trường công lập (trong đó có 15 trường công lập tự chủ). Ngoài công lập có 477 trường.

Cụ thể: Mầm non có 1.084 trường với 566.944 cháu

Tiểu học có 728 trường với 678.766 học sinh

THCS có 617 trường với 426.9924 học sinh

THPT có 212 trường với 196.469 học sinh

Giáo dục chuyên nghiệp có 2 trường với 700 sinh viên.

Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học trong các đơn vị được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.

Năm học 2017 - 2018, ngành GD&ĐT Hà Nội đã đạt được những kết quả ấn tượng, toàn diện trên các mặt, góp phần vào thành tích chung phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn tiếp tục đạt kết quả xuất sắc; số học sinh tốt nghiệp THPT quốc gia đạt 98,49% (khối THPT tỷ lệ 99,36%, khối giáo dục thường xuyên 96,24%), dẫn đầu cả nước về số bài thi đạt điểm 10 (621 bài)...

Trong năm học 2017 – 2018, Hà Nội đã chú trọng và tiếp tục triển khai giảng dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh” nhằm hướng dẫn kỹ năng sống có văn hóa cho học sinh phổ thông; định hướng, chỉ dẫn hành vi cá nhân trong sinh hoạt, ứng sử cho học sinh. Từ việc giảng dạy này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của Thủ đô.

Cũng theo Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội, để chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ năm học 2018 - 2019, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã đã xây mới và thành lập mới được 70 trường học các cấp học. Toàn thành phố đã cải tạo, sửa chữa được 387 trường học các cấp học với 2.450 phòng học được xây mới và 2.552 phòng học cải tạo, sửa chữa…

Liên quan đến áp lực tuyển sinh đầu cấp vào lớp 6 và lớp 10, Phó Trưởng phòng phụ trách Quản lý thi và kiểm định chất lượng Sở GD&ĐT Hà Nội, Phạm Quốc Toản cho biết, học sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tăng 22.000 học sinh. Tuy nhiên, theo thống kê chỉ có 94.499 học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 (giảm 10.000 học sinh so với thống kê trước đó). Bởi, sau khi cho phép các trường ngoài công lập và công lập tự chủ tuyển sinh từ học bạ THCS nên nhiều học sinh không đăng ký dự thi vẫn có chỗ học. Riêng với tuyển sinh lớp 6 vào các trường đặc thù, việc học thêm không hiệu quả với bài đánh giá năng lực và các quận, huyện cũng đã báo cáo phương án xét tuyển của các trường trên địa bàn...

Đối với công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2018 - 2019, thời gian như sau:

Đăng ký tuyển sinh trực tuyến: Lớp 1: Từ ngày 1/7 - 3/7

Mầm non 5 tuổi: Từ ngày 4/7 - 6/7

Lớp 6: Từ ngày 7/7 - 9/7

Từ ngày 10/7 - 12/7: Các trường tổng hợp số lượng học sinh đã đăng ký trực tuyến.

Tuyển sinh trực tiếp: Từ ngày 13/7 - 18/7. Sau ngày 18/7, những trường tuyển chưa đủ chỉ tiêu được giao phải báo cáo về phòng GDĐT, căn cứ vào tình hình cụ thể thực tế của từng trường, phòng  GDĐT cho phép trường được tuyển bổ sung học sinh cho đủ chỉ tiêu từ ngày 20/7 - 22/7.

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam
CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam

CHINT, công ty toàn cầu về năng lượng thông minh, vừa thông báo 2 sáng kiến mới để hỗ trợ cho hệ sinh thái năng lượng thông minh ở Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp đã cho ra mắt nhãn bảo hành sản phẩm mới nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết các sản phẩm chính hãng và áp dụng chính sách bảo hành lên tới 3 năm.

Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”
Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác” thu hút gần 28.000 bài dự thi, trong đó có gần 1.100 bài của các tập thể, cá nhân từ 22 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi về.