Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hapro: Thị trường “ẩn dật” chốn nao?

Hapro - một thời từng là công ty thương mại bán lẻ nhà nước hàng đầu với nhiều ưu đãi và nhiều kỳ vọng, là đi

THCL Hapro - một thời từng là công ty thương mại bán lẻ nhà nước hàng đầu với nhiều ưu đãi và nhiều kỳ vọng, là điểm đến hấp dẫn… Giờ đây, Hapro bỗng trở nên xa lạ với chính người dân Thủ đô: nhỏ bé, lạc lõng giữa những “đại gia” bán lẻ đang thể hiện sự lấn át...

Chưa dẫn dắt được thị trường

Thực tế cho thấy, thương mại bán lẻ tư nhân, thương mại bán lẻ nước ngoài chiều hướng phát triển. Trong khi đó, tỷ trọng thương mại bán lẻ nhà nước ngày càng giảm, hoạt động dẫn dắt thị trường không nhiều.

TP. Hồ Chí Minh, Saigon Coop, có những thời điểm tham gia tích cực vào dẫn dắt thị trường. Song tại Hà Nội, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), về hoạt động xuất khẩu còn trụ được, nhưng bán lẻ nội địa có sa sút - chính lãnh đạo đơn vị này cũng đã từng thừa nhận. Tỷ trọng bán lẻ của Hapro chỉ chiếm 5 - 7% thị trường. Rõ ràng, Hapro chưa dẫn dắt được thị trường, nhất là về giá hàng tiêu dùng, tại Hapro cao hơn giá ngoài thị trường, kể cả khi được hưởng quỹ bình ổn giá lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong khi thị trường tự do, nhất là DN bán lẻ nước ngoài trội hơn, quyết định giá cả. Vì thế, có thể khẳng định rằng, với cơ chế bao cấp, Hapro khó có thể lớn mạnh, dẫn dắt thị trường. Đặc biệt, Nhà nước vẫn còn áp dụng chế độ bình ổn giá đối với DN này là phi thị trường, TP. Hồ Chí Minh đã bỏ, lý do gì, Hà Nội vẫn giữ - hay vì lợi ích nhóm là nghi vấn của nhiều chuyên gia kinh tế.

Một chuyên gia kinh tế chỉ rõ: “Việc tổ chức nguồn hàng kinh doanh của Hapro có vấn đề. Việc mua tận gốc, bán tận ngọn rất ít (chỉ chiếm 10 - 20%/tổng số 30.000 mặt hàng). Nhiều trường hợp, cán bộ ngồi văn phòng chờ mang hàng đến, có thể phải qua trung gian nên giá bị đẩy lên cao, đó là chưa bàn đến chuyện chất lượng sản phẩm. Hapro (tiền thân là Haprosimex ở Sài Gòn), hoạt động xuất khẩu là chủ yếu với tỷ trọng 80 - 90%. Bởi thế, từ lãnh đạo đến cán bộ, công nhân viên, rất ít người tường tận về thương mại bán lẻ nội địa.

Hapro hăng hái đầu tư từ nội thành cho tới các tỉnh, tuy nhiên, thị trường các tỉnh hạn chế về sức mua, trong khi kinh phí đầu tư bỏ ra quá nhiều. Đơn cử, ở Thái Nguyên, Hapro đã từng đổ vốn đầu tư vào 2 siêu thị, sau rút xuống còn 1 - thất thoát, lãng phí là điều đã thấy rõ, Hapro nên nghiêm túc xem xét lại vấn đề này…

Khách quan nhìn nhận, Hapro làm cả nhiệm vụ chính trị lẫn kinh tế nên thiếu tập trung. Thêm vào đó, khoảng 20% vẫn “ăn theo” chế độ bao cấp dẫn tới trì trệ trong tổ chức thực hiện. Chưa kể, khoảng 20% mạng lưới quá nhỏ lẻ nằm lẫn nhà dân, gây khó khăn trong kinh doanh…”.

Được bao cấp nên… “chậm lớn”?

Xu thế cạnh tranh với DN nước ngoài là phải đổi mới thương mại, tận dụng những điều kiện thuận lợi, vị trí đắc địa, cũng như những lợi thế để bán hàng thiết yếu cho nhân dân. Điều này, Hapro chưa làm được.

Đáng lưu ý, từ lâu, Hapro đã được Sở Thương mại Hà Nội bàn giao nhiều mạng lưới thuận tiện ngay trên đất “vàng” Thủ đô mà nhiều nhà bán lẻ… “nằm mơ” cũng không thấy như Bách hóa Tổng hợp Bờ Hồ, Bách hóa Thiếu nhi, các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Trống, Thuốc Bắc, Phạm Ngọc Thạch… Đáng tiếc là Hapro sử dụng mạng lưới chưa hiệu quả. Thực tế, không ít trường hợp, những vị trí đắc địa để tới 2 - 3 năm không được đầu tư, sử dụng. Bách hóa Thiếu nhi xơ xác, tiêu điều, không biết cho thuê hay liên doanh? Bách hóa Tổng hợp, có nhà đầu tư lớn đã chiếm tới 80 - 90% thị phần - đang lạc lõng, xa lạ với người dân Thủ đô (trong khi, trước đây là điểm đến rất hấp dẫn của người dân).

Bên cạnh đó, khoảng 30% mạng lưới của Hapro rất đẹp, nhưng chỉ dành để… bán xe máy, áo cưới - không thực hiện đúng vai trò cung ứng hàng tiêu dùng thiết yếu cho người dân như nhiệm vụ được giao. Nhiều cửa hàng bề thế bị xé nát: Hapro Giảng Võ chỉ còn khoảng ¼ diện tích kinh doanh hàng tiêu dùng; Hapro 362 phố Huế chuyển kinh doanh sang nhiều dịch vụ, Bách hóa Thiếu nhi (diện tích khoảng 4.000 m2), nay do tư nhân điều khiển cũng đang xa lạ với người tiêu dùng Thủ đô. Nhiều vị trí đẹp đang cho thuê với giá thấp, hạch toán lãi giả, lỗ thật…

Rõ ràng, tiềm năng không được khai thác hiệu quả khiến vai trò của Hapro… “chìm”? Thương hiệu Hapro cũng vì thế không rõ nét - dù được nhận diện thương hiệu từ cách đây hàng chục năm.

“Theo tôi, Hapro phải gấp rút tiến hành cổ phần hóa, kế hoạch cổ phần hóa công ty mẹ vào năm 2017 vẫn là quá chậm. Cổ phần hóa để thay đổi về sở hữu, quan trọng, Nhà nước chỉ nên giữ 49% trở xuống… vì Hapro làm kinh tế và có cả vai trò chính trị - càng nên sớm chuyển mình. Tổ chức tốt sẽ tìm ra những cán bộ có năng lực, gắn bó, không thể tuyển con ông cháu cha không thạo thương mại vào làm việc. Cổ phần hóa, tư nhân hóa sẽ dẫn đến đầu tư năng động và hiệu quả hơn và khi đó, không thể phiêu lưu, mạo hiểm được… Từ đó, Hapro sẽ phát triển thành tổng công ty tư nhân - tập đoàn đầu tư dẫn dắt thị trường”, một chuyên gia kinh tế nhìn nhận.

Hà Thu

Tin mới

Tám dự án BOT giao thông vướng mắc sẽ được giải quyết theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"
Tám dự án BOT giao thông vướng mắc sẽ được giải quyết theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"

Bộ Giao thông vận tải đã trực tiếp trao đổi với các bên liên quan (nhà đầu tư, doanh nghiệp, ngân hàng...) để có giải pháp giải quyết dự án BOT giao thông theo hướng cùng nhau khắc phục tồn tại, bất cập, giảm tối đa thiệt hại và theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

3 doanh nghiệp BĐS âm vốn chủ sở hữu, 18 doanh nghiệp khó khăn trong trả nợ trái phiếu
3 doanh nghiệp BĐS âm vốn chủ sở hữu, 18 doanh nghiệp khó khăn trong trả nợ trái phiếu

Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản, có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.

Đẩy mạnh đầu tư, THACO tuyển dụng gần 15.000 nhân sự
Đẩy mạnh đầu tư, THACO tuyển dụng gần 15.000 nhân sự

Để đáp ứng nhu cầu quản trị và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới, THACO sẽ tuyển dụng 14.746 nhân sự, tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực nông nghiệp, tiếp đến là cơ khí chế tạo và thương mại dịch vụ.

BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp
BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

Tại Diễn đàn chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa với chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” vừa được tổ chức, đại diện BIDV cùng các chuyên gia, diễn giả đã trao đổi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn để ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.

Nam Định tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Nam Định tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nhằm tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, UBND tỉnh Nam Định vừa chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý mặt hàng xăng dầu.

Elon Musk vừa sa thải toàn bộ 40 nhân viên phòng marketing của Tesla
Elon Musk vừa sa thải toàn bộ 40 nhân viên phòng marketing của Tesla

Elon Musk vừa sa thải toàn bộ 40 nhân viên phòng marketing của Tesla với lý do 'làm quảng cáo quá chung chung' . Giới marketing thế giới đang bàn tán sôi nổi về vụ việc này.