Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hồ Chí Minh - từ vĩ đại thực sự đến giản dị tự nhiên

Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới biết đến là một lãnh tụ đã trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống trong thế kỷ XX, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn. Ngoài sự vĩ đại đó Bác còn là tấm gương về lối sống thanh cao giản dị. Để lại cho dân tộc một lời răn dạy sâu sắc “có Tài mà không có Đức là người vô dụng, có Đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó’.

Nói tới sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta phải khẳng định rằng: Người là một huyền thoại.

Đã có rất nhiều chính khách và học giả nước ngoài dành những lời tốt đẹp, cao quý, biểu thị sự ngưỡng mộ và kính trọng nhất để nói về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Trong con người ấy, là sự hội tụ những gì tinh hoa nhất của thế giới nhân loại và của dân tộc Việt Nam, đã làm nên tầm cao trí tuệ, tư tưởng, đạo đức và tâm hồn Hồ Chí Minh. Người mang trong mình phẩm chất bác ái, lòng từ bi, vị tha của Đức Phật, trí tuệ của Mác – Lê-nin. Để rồi, con người ấy đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, trong sáng và đẹp đẽ, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng, vì độc lập - tự do - hạnh phúc của nhân dân ta và nhân dân thế giới.

Hồ Chí Minh - từ vĩ đại thực sự đến giản dị tự nhiên - Hình 1

Ba mươi năm trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước (1911 - 1941), Người là Nguyễn Ái Quốc. Tiểu sử cuộc đời Người là sự kết hợp lao động, đấu tranh và tình thương; học tập và rèn luyện trong trường đời thực tiễn, với ý chí và nghị lực phi thường, tự vượt lên những thử thách cam go, nghiệt ngã của hoàn cảnh và số phận, để sống trọn nghĩa, vẹn tình vì dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân, tận hiến cho dân tộc và nhân loại. Đó là dâng hiến, hóa thân, điển hình cho sự thực hành “vô ngã vị tha” ở đời này. Trở về nước sau cuộc hành trình tìm đường cứu nước, tại nơi đầu nguồn Pắc Bó, Người đặt tên “núi Các Mác”, “suối Lê-nin”, lòng dặn lòng một đời thủy chung với lý tưởng đã chọn, với sự nghiệp đã dấn thân. Người còn tự tay vẽ tượng Phật trên vách núi cho dân thờ, vào tận làng bản, xóm thôn để dân vận, nói với dân bằng lời lẽ chân thành, mộc mạc, thuần phác tự đáy lòng và làm cùng với dân những việc cụ thể, thiết thực, để dân tin như nhen từng đốm lửa cho phong trào cách mạng. Sau này, Người đã tổng kết thành phương châm: “Dân vận phải thật thà nhúng tay vào việc”, “dân vận phải không sót một ai”, “dân vận phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, miệng nói, chân đi, tay làm”. Phải thương dân, vì dân sâu sắc đến thế nào mới có thể nghĩ và viết, nói và làm như vậy! Đó là phong cách Hồ Chí Minh, nổi bật và nổi trội ở Hồ Chí Minh trong hàng ngũ các lãnh tụ, các vĩ nhân của thời đại chúng ta.

Giữa rừng sâu, núi thẳm, năm 1942, Người viết “Việt Nam diễn sử ca” để giáo dục dân ta lòng yêu nước và dự báo: 1945 - Việt Nam độc lập. Thực tế đã diễn ra đúng với tiên tri kỳ diệu của Người. Cũng từ năm ấy, Người lấy tên là Hồ Chí Minh. Rồi đến cuối đời, viết Di chúc để lại, Người cũng ký tên là Hồ Chí Minh (15-5-1965). Tên Người là sự biểu đạt tinh tế phong cách của Người. Trong cuộc đời và sự nghiệp của Người, có rất nhiều bước ngoặt gắn liền dân tộc với cách mạng và với Đảng. Chỉ riêng những dấu mốc của bước ngoặt 20 năm của Người, đã làm ta cảm động trước hình tượng và phong cách vĩ nhân: Năm 1925, Người viết “Bản án chế độ thực dân” ở Pari, để 20 năm sau, Người viết “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc từ nô lệ tới tự do. Người đã từng tâm sự với chúng ta, những giờ phút viết và đọc Tuyên ngôn là những giờ phút sung sướng, hạnh phúc nhất của Người. Không có vị nguyên thủ quốc gia nào như Hồ Chí Minh, đang đọc Tuyên ngôn, dừng lại hỏi “Đồng bào nghe tôi nói có rõ không?”. Bằng cử chỉ ấy, Người đã xóa đi khoảng cách xa vời giữa lãnh tụ và dân chúng, đã thực sự hòa mình trong dân chúng và như bình luận của các chính khách, các học giả: Hồ Chí Minh đã chinh phục tất cả mọi người bởi sự chân thành. Đúng hơn, đó là bởi phẩm chất nhân cách của Người, bởi phong cách của Người. Là Chủ tịch Nước, nguyên thủ quốc gia, Người còn mang tên Nguyễn Ái Quốc. Vậy là đã rõ, Ái Quốc - Ái Dân là lẽ sống, là động cơ, mục đích sống của Người, nói lên sự cao quý từ nhân cách, phong cách Hồ Chí Minh, sự cao thượng trong lẽ sống và lối sống Hồ Chí Minh.

Hai mươi năm sau Tuyên ngôn Độc lập, năm 1965, đúng dịp sinh nhật 75 tuổi, Người thanh thản viết bức thư để lại cho đồng bào, đồng chí với tất cả sự khiêm nhường, không gọi là Di chúc như chúng ta thường gọi. Trong “mấy lời để lại”, Người đã viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa,…”. Trong dòng chữ, lời văn này của Người kết đọng một nỗi niềm, chỉ thiết tha được phục vụ dân, được dâng hiến, được quên mình, không có chút gì cho ham muốn, hưởng thụ riêng của cá nhân như lẽ thường tình ở đời, trong mỗi người chúng ta. Hồ Chí Minh có sức tỏa sáng muôn đời về mẫu mực đạo đức của mình. Đó cũng là sự kết tinh và tỏa sáng của phong cách Hồ Chí Minh. Giải thích cho thấu đáo phong cách ấy cần rất nhiều công trình nghiên cứu công phu và tâm huyết của các học giả. Song, không nên quên rằng, ở nước ta, nhà thơ Minh Huệ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” đã viết câu thơ ở cuối bài, nói hộ lòng ta thật cảm động, “Vì một lẽ thường tình, Bác là Hồ Chí Minh”. Tên Bác cũng như tiếng gọi trìu mến “Bác Hồ” đã biểu đạt đầy đủ cho phong cách của Người.

Dù tiểu sử Oanh liệt tới đâu, trí tuệ uyên bác cỡ nào, thì Bác Hồ của chúng ta vẫn luôn đọng lại trong trái tim mọi người dân về lối sống giản dị, mộc mạc, với những bài thơ quá đối chân thành, thấu hiểu cuộc đời, thấu cảm lòng dân. Người không màng danh lợi, đứng ở ngoài vòng danh lợi, đã vì dân, vì nước, thì không ham danh, không hám lợi, cả đời chỉ ham học, ham làm, ham tiến bộ, để làm cho dân được sung sướng tự do. Phong cách sống thanh cao của Hồ Chí Minh là phong cách của một con người luôn biết đồng cảm và chia sẻ, thấu lý đạt tình, ứng xử hài hòa giữa lý trí và tình cảm, thủy chung tình nghĩa. Người nói với nhân dân của Người bằng cả trái tim và tấm lòng: Từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào thì từ nay về sau, mãi mãi tôi vẫn thuộc về đồng bào. Người đã có lời cảm ơn như thế khi đồng bào chúc thọ sinh nhật Người sau Lễ độc lập. Và, phút lâm chung, trên giường bệnh, Người đã khóc, nói với các đồng chí thân thiết của Người, “Bác không thể bỏ dân mà đi được”. Thanh cao Hồ Chí Minh là như vậy, “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bởi phong cách sống thanh cao, nên Người tự rèn luyện cho mình một lối sống giản dị, giản dị đến hồn nhiên, an nhiên, tự tại, luôn vui vẻ lạc quan, để động viên, an ủi, cổ vũ chúng ta.

Lại thêm một sở cứ nữa cho ta cảm nhận sự cao thượng của Người. Người giản dị chứ tuyệt nhiên không hề giản đơn. Có sâu sắc trong tư tưởng, có trong sáng nơi tâm hồn, có trong sạch bởi đạo đức, phẩm hạnh lại có trải nghiệm phong phú trong đời sống, trong trường đời đấu tranh cách mạng thì mới giản dị được. Bởi, có khi chúng ta chưa hiểu thấu điều giản dị cao quý đó của Người, nên thiển nghĩ Người giản đơn. Lỗi ấy trong tư duy, nhận thức, chúng ta phải sửa, để học tập và làm theo Người một cách thực chất, bản chất và sáng tạo, chứ không máy móc, bắt chước hình hài, dáng vẻ bên ngoài rất không nên và không thể. Đó là noi theo, làm theo cái tâm, cái đức, cái tình và cái trí của Người, để làm tốt nhất công việc hằng ngày, phục vụ dân tốt nhất mỗi ngày, mỗi việc, làm cho dân hài lòng về những đầy tớ, công bộc của mình. Đó cũng là điều có ý nghĩa nhất, để Bác vui lòng, hài lòng và yên lòng về chúng ta trong cuộc sống hôm nay, mai sau và mãi mãi.

Bảo Ngọc T/h

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.