Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Huế: Người trồng hoa lao đao sau trận lũ lịch sử

Trận lũ lịch sử vừa qua, đã làm nhiều ruộng hoa ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) đang ở độ phát triển bị hư hỏng nặng, khiến người trồng hoa lao đao.

Nước mắt rơi theo dòng lũ dữ

Từ trước đến nay, xã Phú Mậu (huyện Phú Vang) luôn được xem là vựa hoa lớn nhất Nhì của tỉnh Thừa Thiên Huế, là địa chỉ cung ứng hoa tươi cho cả thị trường của tỉnh, thế nhưng trong cơn bão số 12 vừa qua hàng chục hecta hoa của người dân đã bị nước lũ “cuốn theo dòng nước”. Hiện tại, người dân nơi đây vẫn chưa thể hình ảnh những ruộng hoa tươi chìm trong biển nước.

Huế: Người trồng hoa lao đao sau trận lũ lịch sử - Hình 1

Thoạt nhìn nhiều người sẽ nghĩ hoa đang phát triển tốt...

Huế: Người trồng hoa lao đao sau trận lũ lịch sử - Hình 2

 ...nhưng thật chất cây đã bị thối gốc rễ do bị ngâm nước dài ngày

Những ngày này, khi cơn bão số 12 qua đi, kìm nén sự buồn bã người dân xã Phú Mậu lại ra ruộng hoa của mình để bắt đầu dọn dẹp, cải tạo lại đồng ruộng của mình để trồng lại vựa hoa mới.

Chị Nguyễn Thị Bé (trú tại thôn Thanh Tiên, xã Phú Mậu) người có hơn 3 sào ruộng trồng hoa cúc quanh năm, cung ứng cho thị trường hoa tươi tại thành phố Huế, nhờ đó cuộc sống gia đình chị cũng đỡ vất vả, và có tiền nuôi ba đứa ăn học. Thế nhưng, sau đợt lũ vừa qua, gia đình chị là một trong những hộ bị thiệt hại nặng nhất.

Chị Bé cho biết, sau cơn lũ vừa qua, đã làm thiệt hại khoảng 30.000 gốc hoa cúc, tính ra gia đình bị mất trắng hơn 20 triệu đồng tiền giống, phân thuốc, chưa kể đến các chi phí phát sinh khác.

“Nước lũ dâng lên vào ban đêm khiến gia đình không kịp trở tay để chủ động phòng tránh. Nếu nước lên vào ban ngày thì chúng tôi sẽ nhổ hết hoa ra khỏi chậu đem vào trong nhà, sau khi nước rút hết sẽ trồng lại thì thiệt hại sẽ ít hơn. Bây giờ chỉ  mong trời âm u, và có trận mưa để hoa tươi vài ngày cắt đem ra chợ bán, vớt vát được chừng nào hay chừng đó”, chị Bé thở dài.

Huế: Người trồng hoa lao đao sau trận lũ lịch sử - Hình 3

Huế: Người trồng hoa lao đao sau trận lũ lịch sử - Hình 4

Nhìn những luống hoa bị héo úa, gãy đổ nằm la liệt mà khỏng khỏi xót xa

Vào tận ruộng hoa, chúng tôi chứng kiến nhiều luống hoa thối rữa, có những luống bị cát vùi lấp, đau xót nhất là những luống hoa đã nở bông nhưng thối rễ chưa được người dân nhổ bỏ. Người dân đã khổ giờ phải gồng gánh thêm khoản nợ nần bởi vựa hoa là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.

Trước khi lũ về, những bông hoa cúc đang ở độ khoe sắc, nở nụ rất đẹp, nhưng sau hơn 2 ngày 2 đêm bị ngâm trong nước lũ, hoa đã thối gốc, nụ héo, rủ hoa. Khi nước rút hết, nhìn ruộng hoa mà tôi không cầm được nước mắt, tiếc của, đau xót công sức 3 tháng trời chăm sóc giờ đã đổ sông đổ biển. Giờ chỉ biết nhổ lên vứt bỏ để trồng lại đợt khác cho kịp dịp tết Nguyên đán sắp tới. Bây giờ cũng chỉ biết cố gắng làm vì trồng hoa là nguồn thu nhập chính của gia đình. Mà bây giờ cũng chẳng có tiền ngay để đặt giống, tăng cường hệ thống đèn chiếu sáng để thúc đẩy cây sinh trưởng kịp Tết, chị Bé nói trong nghẹn ngào.

Chứng kiến ruộng hoa bị chết hết, những ngày qua, anh Nguyễn Xuân Hiệp (chồng chị Bé) đã bỏ ruộng hoa lên TP. Huế làm thợ hồ kiếm đồng ra đồng vào để trang trải chi phí cho gia đình.

Chạy đua với thời gian cho kịp vụ Tết

Sau khi cơn lũ qua đi, người dân trồng hoa trên địa bàn huyện Phú Vang cũng như nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đang tất bật nhổ hết toàn bộ những ruộng hoa bị hư hỏng, để chuẩn bị trồng vụ mới cho kịp dịp tết Nguyên đán sắp tới, với hy vọng bù đắp lại những thiệt trong trận lũ lịch sử vừa qua.

Ông Nguyễn Sáu (50 tuổi, trú tại xã Phú Mậu) là một trng nhiều hộ dân trồng hoa thiệt hại lớn trên địa bàn. Vừa nhổ những gốc hoa thối rễ để vứt bỏ ông ngậm ngùi cho biết: “Đây là lần thứ 5 tôi ra thăm ruộng hoa, nhìn thấy những bông hoa còn nở nhưng thối rễ mà xót quá chú ạ. Trận lụt này, nước ngập gần 1 mét, ngập cả hoa, chúng tôi mất 30 ngàn gốc hoa cúc gần thu hoạch, một sào rau cải bị mất trắng mà chẳng biết kêu ai”.

Huế: Người trồng hoa lao đao sau trận lũ lịch sử - Hình 5

Ông Sáu buồn bã bên ruộng hoa của mình

Không chỉ bị thiệt hại về hoa cúc, người dân thôn Tiên Nộn (xã Phú Mậu) cũng bị thiệt hại rất lớn về rau màu, hầu nhà nào trồng cũng bị mất trắng. Đang cuốc từng lát đất chuẩn bị trồng hoa cho kịp dịp Tết, ông Lê Văn Lự (60 tuổi, thôn Tiên Nộn) chua xót chia sẽ, gia đình ông thiệt hại hơn 1.000 bó rau cải, tính theo giá thị trường thì cũng mất khoảng 4 triệu đồng.

Cũng như hộ gia đình ông Lự, 20 hộ dân trồng rau khác trên địa bàn chung hoàn cảnh như ông, mất trắng toàn bộ rau cải vì bị nước mưa ngâm dài ngày khiến rau cả bị thối. Trên mảnh đất hơn 500m2, ông Lự giờ chỉ biết chạy đua với thời gian, tranh thủ cuốc từng lát đất để chuẩn bị xuống đồng trồng hoa cúc phục vụ Tết Nguyên đán mong bù lại những thiệt hại vừa qua do lũ gây ra.

Huế: Người trồng hoa lao đao sau trận lũ lịch sử - Hình 6

Hiện người dân đang khẩn trương cuốc đất để trồng vụ hoa mới cho kịp tết Nguyên đán sắp đến

“Hầu như năm nào người dân cũng có bị thiệt hại do thiên tai, nhưng không ngờ năm nay lại thiệt hại năng nề như vậy. Bởi lũ đến bất ngờ, lớn và muộn hơn mọi năm. Khi nước lũ tràn về, tôi bất lực chỉ biết đứng nhìn nước ngập ruộng rau mà không thể làm gì cứu vãn được, rau chuẩn bị thu hoạch, giờ mất sạch, nhìn mà đau lòng quá”, ông Lự uất nghẹn.

Không chỉ riêng các hộ gia đình chị Bé, ông Lự… mà hầu như người dân trồng hoa và rau màu ở các xã Phú Thượng, xã Phú Dương… đều bị thất bát do mưa lũ gây ra.

Huế: Người trồng hoa lao đao sau trận lũ lịch sử - Hình 7

Không chỉ hoa cúc, nhiều hecta rau màu của người dân cũng bị hư hỏng, thiệt hại ước tính lên tới hàng chục tỷ đồng

Theo báo cáo nhanh của tỉnh Thừa Thiên - Huế, thì trên địa huyện Phú Vang có khoảng 114,4 ha rau màu các loại, 14,5 ha hoa bị ngập và hư hỏng; khoảng 7500 chậu hoa Tết bị hư hại. Trong khi đó, riêng xã Phú Mậu, có 114 hộ dân trồng hoa, rau màu bị thiệt hại khoảng hàng chục tỷ đồng.

Nguyễn Quốc

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.