Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018)

Sáng nay 7.9, tại Tử Cấm Thành, khuôn viên Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã giới thiệu dự án tu bổ, phục hồi, và tôn tạo di tích Điện Kiến Trung… Phát biểu về dự án, ông Phan Thanh Hải- Giám đốc TTBTDTCĐH cho biết, Điện Kiến Trung là tên được vua Khải Định đặt từ năm 1916. Năm 1921, điện Kiến Trung được vua Khải Định xây dựng mới mang nét kiến trúc Âu-Á và bị hủy hoại vào năm 1947, trở thành phế tích, chỉ còn nền móng cho đến nay. Về mặt lịch sử càng có giá trị hơn, vì trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Điện Kiến Trung chính là nơi vua Bảo Đại ra “Chiếu thoái vị” với tuyên bố nổi tiếng: “Thà làm dân một nước tự do hơn làm vua một nước nô lệ”. Dự kiến tháng 10.2018 sẽ làm lễ khởi công và hoàn thành sau 5 năm xây dựng

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 1

                                                  Trưng bày mô hình Điện Kiến Trung

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 2

                                                Nền đất di tích Điện Kiến Trung sẽ được phục hồi, xây dựng lại

Cũng trong sáng nay, TTBTDTCĐH phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức triển lãm “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 3

                                  Ông Phan Thanh Hải- Giám đốc TTBTDTCĐ Huế phát biểu khai mạc

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 4

Triển lãm “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn” trưng bày hơn 80 hiện vật gồm: kim bảo, kim sách, các đồ tự khí, văn phòng tứ bảo, những vật dụng dùng trong đời sống sinh hoạt, nghi lễ cung đình; được làm từ các chất liệu quý hiếm như: vàng, bạc, đá quý, ngọc, đồi mồi,...

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 5

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 6

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 7

                                                                       Ấn, kiếm

Đây là những báu vật vô giá không chỉ chứa đựng giá trị về mặt lịch sử, văn hóa nghệ thuật của một thời đại mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình triều Nguyễn. Nhân dịp này, ấn phẩm Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn cũng được ra mắt độc giả. Triển lãm sẽ kết thúc vào ngày 05/12/2018

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 8

                                                                                 Kiệu

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 9

                                                                  Long sàng của Vua Khải Định

Trao đổi với PV báo Thương hiệu & Công luận, ông Phan Thanh Hải- Giám đốc TTBTDTCĐH cho biết: Đây là những hoạt động nhân Kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (11/12/1993) và 15 năm Nhã nhạc-Âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Phi vật thể Đại diện của Nhân loại (7/11/2003)

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 10

                                                        các loại Huy chương Triều Nguyễn

Để đón chào sự kiện này, TTBTDTCĐH trong những ngày tháng 9 lịch sử này đã có rất nhiều hoạt động. Như Dự án thắp sáng và khai hỏa bắn súng thần công tại Kỳ Đài Huế.

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 11

                                                       Phu Văn Lâu Huế được thắp sáng về đêm

Gần đây nhất là Lễ hội cung tiến Thanh trà được tổ chức vào ngày 31.8. Đây là lễ hội được Ủy ban nhân dân phường Thủy Biều (TP Huế) phối hợp với TTBTDTCĐH phục dựng nhằm tái hiện lại một lễ hội lịch sử triều Nguyễn. Lễ hội cung tiến Thanh trà lần đầu tiên được tổ chức đã gây ấn tượng mạnh đối với du khách và người dân địa phương, với hàng vạn người đến dự và tham quan theo suốt chiều dài của lễ cung tiến.

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 12

                                                                  Lễ hội Cung tiến Thanh trà

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 13

Huế: Tưng bừng kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Huế được công nhận di sản thế giới (1993-2018) - Hình 14

Được biết, tính đến ngày 5.9. 2018, TTBTDTCĐH đã  đón 2,7 triệu lượt khách đến thăm khu di sản Huế; trong đó có 1,5 triệu lượt khách quốc tế; doanh thu từ bán vé tham quan đạt hơn 275 tỷ đồng. Riêng 3 ngày nghỉ lễ Quốc khánh đã có hơn 71.000 lượt khách thăm khu di sản (trong đó có hơn 30.000 du khách được miễn vé tham quan ngày 2/9), riêng khách quốc tế gần 10.000 lượt.

Theo ông Phan Thanh Hải- Giám đốc TTBTDTCĐH, thời gian qua, lượng du khách đến Cố đô Huế không ngừng tăng nhanh, tốc độ trung bình luôn đạt từ 15-18%/năm. Dự kiến trong năm 2018, TTBTDTCĐH sẽ đón khoảng 3,3 triệu lượt khách.

                                                                                          Trần Minh Tích

Bài liên quan

Tin mới

Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Đào Ngọc Dung, bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Đào Ngọc Dung, bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí

Ngày 19/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Khiển trách ông Đào Ngọc Dung; Cảnh cáo bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí.

Đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo được phép bán điện trực tiếp cho khách hàng
Đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo được phép bán điện trực tiếp cho khách hàng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Tổ chức thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh mỗi năm/lần
Tổ chức thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh mỗi năm/lần

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BGDĐT ban hành Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ trái phép quy mô lớn
Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ trái phép quy mô lớn

Ngày 19/4, thông tin từ Bộ đội Biên phòng Nghệ An, đơn vị này vừa chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triệt phá đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép thuốc nổ quy mô lớn trên địa bàn.

Hưng Yên đầu tư 170 tỷ đồng xây cầu Hải Hưng
Hưng Yên đầu tư 170 tỷ đồng xây cầu Hải Hưng

Cầu Hải Hưng nối Hưng Yên với Hải Dương, bắc qua sông Chanh dự kiến thực hiện từ quý II năm nay tới quý IV/2025.