Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hưng Yên: Dân “khát” bên nhà máy nước sạch

Mặc dù có tới 3 nhà máy cấp nước sạch sinh hoạt, nhưng nhiều năm nay người dân ở một số phường của TP Hưng Yên như phường Hiến Nam, phường Lam Sơn… không có nước sạch sinh hoạt. Sự bất cập này khiến người dân khốn đốn và chỉ còn biết tự “cứu mình” bằng cách đào, khoan giếng, cam chịu dùng nguồn nước ô nhiễm.

Ông Lâm Văn Phượng - Trưởng khu phố An Đông, phường Hiến Nam (TP Hưng Yên) cho biết: Khu phố có khoảng 300 hộ dân, 100% các gia đình đều dùng nước giếng khoan. Nước giếng múc lên để lắng 2-3 ngày có màu váng đen. Hiện ở đoạn đường Nguyễn Biểu, mới có hệ thống nước máy đưa vào, có khoảng 20 hộ đang dùng nước sạch. Còn lại chưa có hệ thống nước máy đưa vào các trục đường, nhất là khu vực cụm dân cư trong này. Nhà máy cấp nước sạch của công ty nước sạch Hưng Yên cách đây hơn 1km mà đây không có nước sạch dùng. Ngoài ra khu phố An Thịnh và phố An Vũ cũng chưa có nước sạch.

Ông Phượng cũng cho biết: Nhà tôi dùng nước ăn chủ yếu là nước mưa, nhưng với bể to thì cũng chỉ đủ dùng trong 10 tháng, còn lại 2 tháng là thiếu nước ăn và phải mua nước bình. Dùng nước bình chúng tôi cũng không an tâm. Ở đây khoảng 80% người dân nhất trí và có ý kiến đề nghị về có nhu cầu dùng nước sạch.

Hưng Yên: Dân “khát” bên nhà máy nước sạch - Hình 1

Nhiều năm nay, gia đình ông Hưng phải tốn tiền mua nước bình về dùng

Nói về việc phải sử dụng nước giếng không đảm bảo chất lượng hoặc phải bỏ tiền mua nước về uống. Ông Lâm Văn Hưng - người dân khu phố An Đông chia sẻ: Từ xưa đến nay chưa có nước sạch dùng, chỉ dùng nước giếng khoan. Dù không an tâm khi dùng nước bình để ăn nhưng “không có nước sạch cũng phải ăn, phải dùng chứ biết làm thế nào?”. Tôi nói thật cũng chả biết có an toàn không, vì những bình nước đó có giá bình dân, chỉ là sản xuất trôi nổi trên thị trường.

Theo ông Bùi Văn Hưng - Trưởng khu phố An Vũ, phường Hiến Nam (TP Hưng Yên): Khu phố có khoảng 1300 nhân khẩu. Hiện ở khu phố có một số gia đình đã tự liên hệ với nhà máy nước sạch, tự bỏ tiền ra và nắp đặt hệ thống nước sạch theo hộ gia đình một cách tự phát. Ông Hưng cũng lo lắng khi bây giờ một số hộ tự phát nắp đường ống nhỏ tẹo thế này, về sau khi triển khai nắp đồng bộ sẽ kéo theo nhiều vấn đề. Đề nghị nhà nước nắp hệ thống nước sạch đồng bộ, đi vào các ngõ xóm. Giá 7 - 7,5 nghìn đồng/m3 nước sạch cũng chưa thực sự phù hợp với tất cả người dân.

Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng một số hộ dân phường Hiến Nam, phản ánh chưa có nước sạch dùng, phóng viên đã nhiều lần gọi điện và nhắn tin hẹn làm việc với chủ tịch Phường Hiến Nam, cũng như đến trực tiếp đặt lịch làm việc với chủ tịch tại bộ phận văn phòng phường, nhưng đến nay chưa nhận được phản hồi và không rõ lý do?.

Theo Phó phòng tài nguyên nước Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hưng Yên - Đỗ Đức Tùng: Dựa vào kết quả quan trắc tháng 9/2017, theo quy chuẩn 09 về nước ngầm, tại điểm đầu và điểm cuối của thành phố Hưng Yên, đo được tại xã Hoàng Hanh và xã Trung Nghĩa (TP Hưng Yên) cho thấy: Đặc trưng của nguồn nước giếng tại thành phố Hưng Yên là vùng bị nhiễm mặn thể hiện bằng thông số thử nghiệm Cl- (Clorua) vượt gần 3 lần giới hạn cho phép. Ở xã Hoàng Hanh, tại điểm quan trắc tầng nông (độ sâu từ 20-30m), các thông số đo được như sau:  Fe (sắt) 13,24 mg/l (theo giới hạn là 5 mg/l). Tại xã Trung Nghĩa, tại điểm quan trắc tầng sâu (độ sâu từ 45-60m), các thông số đo được như sau:  Fe (sắt) 18,11 mg/l; Mn (mangan) 5,909 mg/l (theo quy chuẩn là 0,5mg/l). Đặc biệt, mức độ ô nhiễm nguồn nước giếng qua các thông số đo nồng độ Amoni và Coliform theo quy chuẩn 09 về Nước ngầm thì gấp trên 10 lần giới hạn. Điều này, không ảnh hưởng trực tiếp mà ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người dân. Khuyến cáo người dân khi sử dụng nước giếng phải lọc và xử lý kĩ.

Nhiều hộ dân ở phường Lam Sơn cũng mong muốn có nước sạch để sử dụng. Theo bà Nguyễn Thị Quế - Chủ tịch phường Lam Sơn (Tp Hưng Yên): Phường Lam Sơn thuộc khu vực cấp nước của công ty cổ phần nước sạch Hưng Yên, nhưng hết quý I rồi công ty vẫn chưa triển khai, cũng chưa về cụ thể với từng hộ dân để đấu nối. Chỉ ở khu dân cư mới thì có nước sạch, chiếm 1/3 tổng số dân phường. Khu phố cũ đường Nguyễn Văn Linh, đường Phạm Bạch Hổ, xóm 1 Cao Xá giáp Ngọc Khuê là có nước sạch. Còn lại chưa có nước sạch. Phường có khoảng 2500 nhân khẩu. Mới chỉ triển khai tuyên truyền chứ chưa triển khai đăng ký, nhưng dân thì nhu cầu rất lớn dùng nước sạch. Phường có 4 khu phố, nước giếng khoan đa phần là bị nhiễm sắt nhiều.

Theo quyết định số 2416/QĐ-UBND ngày 28/8/2017, của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt về việc thực hiện quy hoạch cấp nước sạch tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, giao Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư và UBND các huyện, thành phố kiểm tra đôn đốc các đơn vị cấp nước đã có giấy chứng nhận đầu tư, đã cam kết cấp nước sạch với chính quyền địa phương phải thực hiện cấp nước cho các xã theo hình thức cuốn chiếu (cấp cho hầu hết dân cư ở các xã gần nhà máy, xong mới sang các xã tiếp theo) và phải hoàn thành cấp nước xong trước ngày 31/12/2018. Đối với các đơn vị không hoàn thành cấp nước xong trước ngày 31/12/2018, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh vùng cấp nước cho dự án khác.

Nhu cầu nước sạch là nhu cầu cấp thiết và chính đáng của người dân thành phố Hưng Yên. Tuy nhiên, thực tế, dân cư vùng trung tâm dự án còn chưa được sử dụng nước sạch nguyên nhân do đâu?.

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Ngô Tỉnh

Bài liên quan

Tin mới

Tesla sẽ cắt giảm nhân sự toàn cầu do tình hình kinh doanh không mấy khả quan
Tesla sẽ cắt giảm nhân sự toàn cầu do tình hình kinh doanh không mấy khả quan

Sau khi Tesla công bố tình hình kinh doanh không mấy khả quan, CEO Elon Musk đã gửi thông báo nội bộ về kế hoạch cắt giảm hơn 10% nhân sự toàn cầu.

EVNNPC: Điện thương phẩm Quý I tăng 11,71% so với cùng kỳ
EVNNPC: Điện thương phẩm Quý I tăng 11,71% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vận hành an toàn, ổn định lưới điện, chủ động đảm bảo cung ứng điện an toàn và chất lượng phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, các Lễ hội của các địa phương và nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố miền Bắc.

Vốn chủ sở hữu của Capitaland Tower âm, lỗ sau thuế hơn 2.682 tỷ đồng
Vốn chủ sở hữu của Capitaland Tower âm, lỗ sau thuế hơn 2.682 tỷ đồng

Capitaland Tower - chủ dự án The Sun Tower duy trì tình trạng thua lỗ, vốn chủ sở hữu âm và khoản nợ trái phiếu hơn 12.200 tỷ đồng

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 sẽ khai mạc vào ngày 26/4
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 sẽ khai mạc vào ngày 26/4

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5/2024 tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh.

Bắc Ninh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bắc Ninh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Vương Quốc Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) trên địa bàn tỉnh.

Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất khiến chứng khoán Châu Á gặp nhiều rủi ro
Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất khiến chứng khoán Châu Á gặp nhiều rủi ro

Một đợt sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán trên quy mô lớn ở Châu Á vào thứ Ba (ngày 16/4) đang làm tăng thêm mối lo ngại về sự mong manh của khu vực khi đối mặt với lãi suất tăng cao và căng thẳng địa chính trị gia tăng.