Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hướng dẫn mới về hỗ trợ kinh phí với cơ sở giáo dục đại học công lập

Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017 và áp dụng kể từ kỳ tính thuế năm 2016, Thông tư 47/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 15/05/2017, đã hướng dẫn hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ.

Theo đó, Thông tư 47/2017/TT-BTC áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP và thực hiện từ ngày 01/01/2016 cho đến hết thời gian thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động.

Đối với các cơ sở giáo dục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động sau ngày 01/01/2016 thì thời gian thực hiện từ thời điểm được phê duyệt cho đến hết thời gian thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động.

Hướng dẫn mới về hỗ trợ kinh phí với cơ sở giáo dục đại học công lập - Hình 1

Ảnh minh họa

Thông tư quy định cụ thể về kinh phí ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ các cơ sở giáo dục:

Một là, các cơ sở giáo dục thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý thuế đối với thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, các lớp đào tạo ngắn hạn, thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng.

Theo đó, ngân sách nhà nước cấp kinh phí để hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục tương ứng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã thực nộp vào ngân sách nhà nước nêu trên.

Hai là, căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp, số thuế đã được quyết toán năm trước có xác nhận của cơ quan thuế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thuế, các cơ sở giáo dục báo cáo cơ quan chủ quản để tổng hợp chung gửi Bộ Tài chính, hoặc đối với các cơ sở giáo dục hoạt động theo mô hình không có cơ quan chủ quản thì báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 15/5 hàng năm đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục.

Bộ Tài chính sẽ xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định việc cấp hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục theo đúng quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành hoặc cấp hỗ trợ trực tiếp cho cơ sở giáo dục hoạt động theo mô hình không có cơ quan chủ quản.

Về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp, Thông tư hướng dẫn như sau:

Thứ nhất, khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở giáo dục là nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho nhiệm vụ không thường xuyên (kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao) của các cơ sở giáo dục.

Thứ hai, các cơ sở giáo dục sử dụng số kinh phí được ngân sách nhà nước cấp để bổ sung Quỹ đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc lập quỹ hỗ trợ sinh viên. Nội dung chi cụ thể, số tiền sử dụng cho từng nội dung do các cơ sở giáo dục quyết định và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, bảo đảm phù hợp với hoạt động thực tế của cơ sở, trong đó chia thành 2 khoản chi, bao gồm:

Chi đầu tư phát triển cơ sở: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong cơ sở giáo dục; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định, để tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác (nếu có).

Chi lập Quỹ hỗ trợ sinh viên: chi học bổng khuyến khích học tập và các hình thức học bổng, khen thưởng, hỗ trợ thường xuyên hoặc đột xuất khác theo quy định của cơ sở giáo dục; các khoản chi trực tiếp khác cho học sinh, sinh viên như: Nghiên cứu khoa học; các hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khóa... và các khoản chi khác để hỗ trợ học sinh, sinh viên.

 PV

Bài liên quan

Tin mới

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.

Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước
Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%
Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I (mã chứng khoán IDI) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên với kế hoạch dự kiến chi trả cổ tức năm 2022 và năm 2023 tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu.

Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025.

Coteccons (CTD) thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia
Coteccons (CTD) thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia

CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD) vừa công bố quyết định thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia để tham gia đấu thầu và thực hiện dự án tại nước này.