Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Cát tặc hoành hành, vì sao chưa xử lý?

Hoạt động cát trên sông Hồng, thuộc địa bàn xã Trung Hà (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) gây sạt lở nhiều ha đất nông nghiệp của người dân, khiến hệ thống kè chỉnh trị, nắn dòng gần 100 tỷ đồng trên sông Hồng bị đổ gập… Tuy nhiên, đến nay, cả chính quyền địa phương và cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm, khiến dư luận vô cùng bức xúc.

 Đất đai, hoa màu của người dân bị cuốn trôi

Theo phản ánh của những người dân các thôn 6, 7, 8, xã Trung Hà, khoảng 2 tháng trở lại đây, trên sông Hồng (địa bàn xã Trung Hà), liên tục xuất hiện nhiều tàu hút cát ngang nhiên hoạt động rầm rộ suốt ngày đêm, gây sạt lở đất nông nghiệp, khiến hoa màu của người dân bị cuốn trôi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh trật tự trên địa bàn.

Trước thực trạng trên, người dân đã nhiều lần báo cáo lên các cấp chính quyền. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý dứt điểm, thì đất canh tác của người dân vẫn ngày càng bị thu hẹp và vấn nạn “cát tặc” vẫn là nỗi lo ngày một lớn.

Huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Cát tặc hoành hành, vì sao chưa xử lý? - Hình 1

Nhiều tàu quốc, tàu hút đang khai thác trên sông Hồng, địa phận xã Trung Hà

Quá bức xúc, người dân đã nhiều lần tụ tập đông người, dựng lán, trại ngay tại những thửa ruộng của mình để gây sức ép nhằm xua đuổi những "binh đoàn" tàu hút, tàu quốc đang khai thác cát trên sông. Song mặc sự phản đối, hàng loạt tàu hút, tàu cuốc vẫn thản nhiên “tận diệt” lòng sông Hồng.

Bà Nguyễn Thị Vân, thôn 6, xã Trung Hà cho biết: “Đất đai của chúng tôi đang trồng các loại cây hoa màu như lạc, ngô..., giúp phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. Nhưng mấy tháng qua, xuất hiện hàng chục tàu hút, tàu cuốc khai thác cát trái phép, làm sạt lở hết đất đai và hoa màu…”.

Bà Trần Thị Dậu bức xúc: “Hàng nghìn cây chuối của gia đình tôi đang tốt tươi, nhưng khi các tàu hút cát hoạt động được mấy ngày thì đã bị trôi hết xuống sông. Chúng tôi khổ lắm rồi, như thế này thì biết sống sao?”.

Huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Cát tặc hoành hành, vì sao chưa xử lý? - Hình 2

Hoạt động khai thác cát khiến đất nông nghiệp bị sạt lở, nhiều diện tích hoa màu đã bị cuốn trôi

Theo ông Trần Ngọc Thạch, Chủ tịch UBND xã Trung Hà (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) xác nhận, có xảy ra tình trạng hút cát trộm trên địa bàn, nhưng đến nay, vẫn chưa có biện pháp xử lý rất điểm.

''Thời gian gần đây, trên địa bàn các thôn 6, 7, 8, xuất hiện tình trạng một số tàu đến hút trộm cát, gây sạt lở bờ bãi, ước tính số lượng vài ha. Bà con vô cùng búc xúc. Xã đã cử lực lượng xuống để ngăn chặn. Nhưng do lực lượng mỏng nên vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng hút cát trộm'', ông Thạch nói.

Vị Chủ tịch xã còn cho biết, trong 2 công ty được cấp phép khai thác tại đây thì Công ty TNHH An Viên đang bị tạm dừng khai thác, hiện tại, bất kể những hành vi khai thác nào của DN này đều là trái phép.

Theo tìm hiểu của PV, trước đó, trên đoạn sông này có 3 đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản. Trong đó, Công ty CP TMS Khoáng sản và vật liệu xây dựng Vĩnh Phúc được khai thác tại địa bàn xã Trung Kiên, Công ty TNHH An Viên, Công ty CP Hoàng Phát Thủ đô được khai thác trên địa bàn xã Trung Hà.

Bờ kè “trăm tỷ” bị đổ gập!

Tại một diễn biễn khác, hoạt động khai thác cát không phép, vượt phép trên sông Hồng cũng chính là nguyên nhân khiến mũi kè L06, thuộc Dự án kè chỉnh trị, nắn dòng gần 100 tỷ đồng trên sông Hồng (thuộc địa bàn xã Trung Hà (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) và xã Tiến Thịnh (Mê Linh, Hà Nội) vừa được bàn giao, đưa vào sử dụng đã bị đổ gập…

Dự án xây dựng kè nắn dòng có tổng mức đầu tư 84.110.125.000 đồng, do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam làm chủ đầu tư. Sau đó, dự án được giao cho Ban quản lý các dự án đường Thủy - PMU-W (Bộ Giao thông Vận tải) là đại diện chủ đầu tư. Nhà thầu chính là Liên danh Thanh Xuân và Vinacco thực hiện.

Mục tiêu của việc xây dựng dự án này nhằm chỉnh trị dòng chảy, nắn dòng chảy ra giữa để thực hiện việc bồi lấp tự nhiên, tránh tình trạng sạt lở đất nông nghiệp và bảo vệ hành lang an toàn đê tả sông Hồng, trên địa bàn 2 xã Trung Hà và Tiến Thịnh.

Huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Cát tặc hoành hành, vì sao chưa xử lý? - Hình 3

Toàn bộ mũi kè L06 thuộc Dự án kè chỉnh trị (nắn dòng) trên sông Hồng gần như đã đổ, gãy hoàn toàn

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, tại mũi kè L06 thuộc Dự án kè chỉnh trị (nắn dòng) trên sông Hồng thuộc địa bàn xã Tiến Thịnh (Mê Linh, Hà Nội), toàn bộ mũi kè L06 với tổng chiều dài 211.42m từ bờ chạy thẳng ra sông đã bị gãy, đổ gập hoàn toàn.

Trao đổi với PV, ông Đoàn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND xã Tiến Thịnh (Mê Linh, Hà Nội) cho biết: “Vị trí mũi kè L06 này đã bị gãy đổ nhiều tháng qua. Tuy nhiên, đó là vị trí dưới sông, không phải công trình do xã quản lý nên cũng không nắm rõ”.

Ông Nguyễn Văn Thưởng, Trưởng phòng Quản lý 2 - Ban Quản lý các dự án đường Thủy (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết: “Mục đích của dự án này nhằm chỉnh trị dòng chảy, tạo luồng cho chảy ra giữa dòng sông, tránh tình trạng sạt lở bờ sông và đe dọa an toàn đê tả sông Hồng, bảo đảm cho giao thông đường thủy được thuận tiện.

Tuy nhiên, trong thời gian khoảng 1 năm trở lại đây, tại vị trí này luôn trọng tình trạng báo động đỏ về hoạt động khai thác cát, quá trình kè này phát huy tác dụng là thời điểm cát được bồi lấp. Tại đây, do cát đẹp nên việc kiểm soát hoạt động khai thác cát là điều vô cùng khó khăn và cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng đổ kè…”.

Huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Cát tặc hoành hành, vì sao chưa xử lý? - Hình 4

Ông Nguyễn Văn Thưởng, Trưởng phòng Quản lý 2 - Ban Quản lý các dự án đường Thủy (Bộ Giao thông Vận tải): Một trong những nguyên nhân dẫn tới mũi kè L06 đổ, gãy là do hoạt động khai thác cát

Cũng theo ông Thưởng, tại các điểm xen giữa các mũi kè, có nhiều bãi tập kết cát của nhiều hộ kinh doanh cát sỏi trên địa bàn. Họ nạo vét khối lượng cát tại đó nhằm mục đích đưa tầu vào tập kết hàng hóa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự việc trên.

Cơ quan nào cấp phép cho các doanh nghiệp này khai thác cát? Vì sao đến nay chính quyền địa phương và cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm vấn nạn trên?

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Hà Long – Tống Trường

Bài liên quan

Tin mới

ĐHĐCĐ thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
ĐHĐCĐ thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

Ngày 17/4/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu
Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia, đứng đầu trong số các quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023. Sự tiến bộ này là điều tối quan trọng để Việt Nam đạt được tầm nhìn trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Hải Phòng tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)
Hải Phòng tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)

Sáng 19/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Ban Thường vụ Thành ủy tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì cuộc Gặp mặt.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 9: SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 9: SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Techcombank được vinh danh 2 giải thưởng về đổi mới sáng tạo lĩnh vực thương hiệu và tiếp thị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2024
Techcombank được vinh danh 2 giải thưởng về đổi mới sáng tạo lĩnh vực thương hiệu và tiếp thị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2024

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (“Techcombank”) là đại diện ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được tôn vinh 2 giải thưởng lớn tại hạng mục đổi mới sáng tạo lĩnh vực thương hiệu và tiếp thị của Stevie Awards Châu Á-Thái Bình Dương.

Xây dựng thương hiệu - yếu tố sống còn của doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu - yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Đó là chia sẻ của Tổng giám đốc Công ty TNHH quốc tế Trà Tiên Thảo, Nguyễn Hà Thu tại Lễ Kỷ niệm 16 năm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4), do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) tổ chức sáng 19/4.