Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

ISO 22000:2005 – Tiêu chuẩn mới về an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được phát triển trên cơ sở kế thừa toàn bộ tính ưu việt của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát, cũng như đưa ứng dụng phương pháp tiếp cận và cải tiến liên tục qua chu trình PDAC (lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - điều chỉnh), các nguyên tắc quản lý chất lượng và yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008.

Trong tháng 6/2018, Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) sẽ công bố tiêu chuẩn mới về ISO 22000:2005, nhằm giúp DN áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm (ATTP) được thuận lợi hơn.

ISO 22000:2005 – Tiêu chuẩn mới về an toàn thực phẩm - Hình 1

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 giúp DN áp dụng hệ thống ATTP được thuận lợi hơn (Ảnh minh họa)

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được phát triển trên cơ sở kế thừa toàn bộ tính ưu việt của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát, cũng như đưa ứng dụng phương pháp tiếp cận và cải tiến liên tục qua chu trình PDAC (lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - điều chỉnh), các nguyên tắc quản lý chất lượng và yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008.

Với đặc điểm đó, ISO 22000:2005 không chỉ được các DN trong chuỗi thực phẩm lần đầu tiên áp dụng, mà còn tạo thuận lợi cho DN đã áp dụng hệ thống quản lý khác như HACCP hay ISO 9001 hoàn toàn có thể tích hợp, bổ sung hệ thống hiện có, phù hợp với yêu cầu của ISO 22000:2005. Từ đó, giảm bớt chi phí vận hành, duy trì hệ thống và phát huy tốt hơn hiệu quả hoạt động của DN; Nâng cao giá trị thương hiệu, tạo lòng tin cho khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, giảm thiểu các chi phí kiểm tra, đánh giá, tăng cơ hội tiếp cận, thâm nhập thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về ATTP.

Việt Nam hiện đã có nhiều DN xây dựng hệ thống quản lý ATTP theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và đã áp dụng thành công mô hình quản lý này.

Mặc dù, đánh giá cao lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý ATTP ISO 22000, song một số DN cho rằng, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này còn phức tạp với nhiều khái niệm trừu tượng. Vì vậy, ISO đang xem xét, sửa đổi ISO 22000:2005 dựa trên những thay đổi chủ yếu gồm sửa đổi cấu trúc và làm rõ một số khái niệm, giúp DN áp dụng nhiều tiêu chuẩn hệ thống quản lý thuận tiện hơn.

Theo Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), tính đến hết tháng 4/2018, trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành có 1536 TCVN liên quan đến thực phẩm.

Các tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về kiểm soát sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm và đưa ra những quy định cho những hoạt động khác như: Kiểm soát lưu trữ, vận chuyển, kiểm tra, phương pháp bán lẻ sản phẩm hiệu quả. Riêng với tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đưa ra bốn yếu tố chính đối với hệ thống quản lý ATTP nhằm bảo đảm ATTP trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm, từ khâu đầu tiên đến khi tiêu thụ sản phẩm.

Hoàng Hà

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.