Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kết thúc kỳ họp thứ VI HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khóa VI nhiệm kỳ 2016-2021

Ngày 09/12/2017, kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khóa 6 nhiệm kỳ 2016-2021 đã kết thúc sau 3 ngày làm việc. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn và thảo luận, nghị trường “nóng lên” bởi 68 vấn đề được đưa ra, trong đó có 23 vấn đề cần chú trọng, 3 nội dung chất vấn gồm: tình trạng ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chăn nuôi heo; nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp và công tác quy hoạch, quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Kết thúc kỳ họp thứ VI HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khóa VI nhiệm kỳ 2016-2021 - Hình 1

Hơn 7.000 lao động bị ảnh hưởng vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Một trong các vấn đề được cử tri và đại biểu HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quan tâm đó là tiền nợ đọng BHXH từ 3 tháng trở lên của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tính đến tháng 10/2017 là 133,56 tỉ đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của  hơn 7 ngàn lao động, chủ yếu ở các khu công nghiệp.

Kết thúc kỳ họp thứ VI HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khóa VI nhiệm kỳ 2016-2021 - Hình 2

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thu hồi nợ, giải pháp, trách nhiệm của BHXH tỉnh ra sao? Ông Trần Duy Hưng (Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) giải trình: Nguyên nhân các đơn vị nợ đọng bảo hiểm là sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, một số đơn vị liên quan đến dầu khí và các ngành phụ trợ làm ăn thua lỗ không có khả năng đóng BHXH, đẩy số nợ tăng nhanh. Ngoài ra, tính tuân thủ pháp luật BHXH của chủ sử dụng lao động chưa cao, thậm chí có doanh nghiệp chây ỳ chấp nhận chịu lãi suất chậm nộp và chịu xử phạt vi phạm hành chính để chiếm dụng tiền đóng BHXH vì mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất là 75 triệu đồng chưa đủ mạnh để răn đe. Chế tài xử lý (theo ông Hưng) còn gặp nhiều vướng mắc,  chẳng hạn việc phối hợp với ngân hàng trích chuyển số nợ bảo hiểm từ tài khoản doanh nghiệp cho BHXH theo Thông tư Liên tịch số 03 (năm 2008) của Bộ LĐTBXH - Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước VN là không khả thi, vì trên thực tế tài khoản đơn vị gặp khó khăn thường “rỗng” hoặc nếu có thì ngân hàng đã khấu trừ nợ của ngân hàng trước.

Trong giai đoạn (2012-2015) qua khởi kiện doanh nghiệp nợ, trốn bảo hiểm BHXH, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã khởi kiện 139 đơn vị với tổng số nợ hơn 76 tỷ đồng, số tiền thu được gần 48 tỉ đồng, đạt tỉ lệ thu nợ 63%. Tuy nhiên từ ngày 1/1/2016 Luật BHXH 2014 có hiệu lực nên việc khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH được chuyển sang tổ chức công đoàn và phải có sự ủy quyền của tất cả người lao động  thì tỉnh gặp nhiều vướng mắc vì nếu 500 công nhân cùng ủy quyền thì việc xét xử sẽ mất rất nhiều thời gian công sức chưa nói đến công nhân phân tán, nghỉ việc, chuyển nơi khác, không có ủy quyền hoặc e ngại đụng chạm không dám làm ủy quyền…và thực tế đến nay chưa có vụ kiện nợ BHXH nào được xét xử.  

Để khắc phục tình trạng này, theo ông Hưng  thời gian tới Bà Rịa Vũng Tàu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện về trách nhiệm đóng BHXH của các đơn vị trên địa bàn. Đơn vị nào cố tình chây ỳ kiên quyết xử lý.  Tùy mức độ, hành vi vi phạm sẽ chuyển cơ quan điều tra khởi tố theo quy định của Bộ luật Hình sự, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Mặt khác xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật thường xuyên kết quả trích nộp BHXH của của chủ doanh nghiệp để người lao động truy cập. bằng mọi cách nắm bắt thông tin cũng như động thái của doanh nghiệp trong trường hợp chuyển nhượng dự án, giải thể, sáp nhập nhằm yêu  cầu thực hiện trách nhiệm đóng BHXH doanh nghiệp, tránh trường hợp bị động. Việc tuyên truyền Luật BHXH, Bộ luật hình sự cho doanh nghiệp và người lao động cũng sẽ được BHXH tỉnh tiếp tục tăng cường trong thời gian tới.

 Nhiều vi phạm trong khai thác vận chuyển khoáng sản gây ô nhiễm môi trường

 Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là điểm “ nóng” về  khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, san lấp, phục vụ nhu cầu rất lớn về phát triển hạ tầng hệ thống các cảng biển, khu công nghiệp… Mặc dù tỉnh đã có quy hoạch khoáng sản, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2025. Tuy nhiên trong thực tế việc triển khai thực hiện bộc lộ nhiều bất cập trong quản lý dẫn đến những hệ lụy về môi trường. Cụ thể các doanh nghiệp khai thác vượt trữ lượng cả về độ sâu và trữ lượng cho phép; chậm ký quỹ phục hồi môi trường; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ cam kết đánh giá tác động bảo vệ môi trường; chưa cải tạo phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ theo quy định. Tình trạng xe vận chuyển khoáng sản quá tải làm hư hỏng đường sá, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Ông Lê Ngọc Linh (Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh BR-VT) cho biết: “Trong tổng số 41 giấy phép khai thác khoáng sản của 34 doanh nghiệp có hiệu lực trong giai đoạn 2015-2017, qua kiểm tra phát hiện 2 trường hợp khai thác vượt độ sâu; 4 trường hợp khai thác vượt diện tích.

Để xảy ra tình trạng này ông Lê Ngọc Linh nhận trách nhiệm do công tác kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Năm 2017, còn 3 doanh nghiệp nợ ký quỹ với số tiền hơn 1 tỷ đồng. Bộ tài nguyên môi trường và Sở đã kiểm tra 23 điểm mỏ khai thác khoáng sản, phát hiện 5 điểm mỏ chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, như để bụi phát sinh từ các trạm nghiền đá, ảnh hưởng đến đời sống người dân; chưa thu gom xử lý chất thải rắn đúng quy định; việc đóng cửa mỏ phục hồi môi trường khi giấy phép hoạt động hết hiệu lực thực hiện 48/49 trường hợp…”

Phát biểu làm rõ thêm tại kỳ họp, ông Nguyễn Văn Trình (Chủ tịch UBND tỉnh) cho biết: “Thời gian tới tỉnh BR-VT kiên quyết xử lý tình trạng vi phạm trong khai thác khoáng sản. Địa phương nào xảy ra khai thác khoáng sản trái phép mà không biết hoặc có sự thông đồng sẽ cách chức Chủ tịch UBND xã. Không cấp phép cho mỏ xuất vật liệu ra ngoài tỉnh trong khi trong tỉnh còn thiếu, trừ các đơn vị được phép xuất khẩu. Không thể chấp nhận khi có tài nguyên, có mỏ, mà nghèo, trong khi đó lại phải chịu hậu quả về đường sá hư hỏng, môi trường bị tàn phá…”

 Ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chăn nuôi heo

 Một trong các vấn đề “nóng” đặt ra tại kỳ họp lần này của HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là ô nhiễm từ các cơ sở chăn nuôi heo.

BR-VT có 669 cơ sở chăn nuôi heo với quy mô từ 50 con trở lên, trong đó 4 cơ sở không nằm trong quy hoạch, vi phạm hành lang bảo vệ hồ chứa nước; 11 cơ sở chưa báo cáo tác động môi trường; 95% không có giấy phép xả thải. Tình trạng ô nhiễm môi trường xả thải vào đầu nguồn các hồ chứa nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh BR-VT vẫn tiếp tục diễn ra như hồ Châu Pha (Huyện Tân Thành), hồ Sông Ray (huyện Châu Đức và huyện Xuyên Mộc), hồ Sông Hỏa, hồ Sông Kinh (huyện Xuyên Mộc)…

Tại kỳ họp, ông Nguyễn Văn Trình chủ tịch UBND tỉnh BR-VT cho rằng thời gian tới phải kiểm điểm vai trò trách nhiệm của các cấp huyện, xã. Kiên quyết xử lý các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm, nhất là việc ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.”

Kết luận tại , kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khóa 6 nhiệm kỳ 2016-2021 ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Trong tương lai tỉnh BR-VT sẽ phát triển một nền kinh tế không phụ thuộc vào dầu khí, xem phát triển dầu khí là yếu tố quan trọng chứ không phải là duy nhất. Bên cạnh thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh khuyến khích đẩy mạnh khởi nghiệp trong nước và kinh tế tư nhân. Xem đây là trụ cột kinh tế của tỉnh. Hiện nay đầu tư FDI vào tỉnh chiếm tỉ trọng lớn 61,9%. Khối kinh tế tư nhân chiếm 17,56% còn thấp so với khu vực miền Đông Nam Bộ gần 40%.

  Thanh Huyền

Bài liên quan

Tin mới

VN-Index hôm nay: Rủi ro ngắn hạn cao, nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi cổ phiếu
VN-Index hôm nay: Rủi ro ngắn hạn cao, nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân một phần theo chiến lược giao dịch T+ trong phiên giao dịch hôm nay 24/4 và hạn chế mua đuổi cổ phiếu.

Ông Trần Nam Hưng giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Ông Trần Nam Hưng giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Trước khi được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trần Nam Hưng từng giữ các chức vụ như Chánh Văn phòng HĐND - UBND thị xã Tam Kỳ; Phó chủ tịch UBND TP. Tam Kỳ; Phó Bí thư Thành ủy Tam Kỳ; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Tam Kỳ.

Giá tiêu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông
Giá tiêu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông

Giá tiêu hôm nay 24/4, gái tiêu tăng nhẹ 500 đồng/kg tại hai tỉnh Gia Lai và Đăk Nông. Hiện giá tiêu ổn định trong ngưỡng cao nhất là 98.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1.000 tại khu vực miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1.000 tại khu vực miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 24/4, giá heo hơi tăng 1.000 đồng/kg tại các tỉnh khu vực miền Bắc. Hiện giá heo dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay, 24/4: Tăng tới 2.300 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay, 24/4: Tăng tới 2.300 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, 24/4, gái cà phê tăng tới 2.300 đồng/kg, giá chạm mốc kỉ lục 129.000 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 128.700 đồng/kg.

Chỉ số hài lòng của người dân: Thận trọng với kết quả tích cực vì số phiếu khảo sát ít
Chỉ số hài lòng của người dân: Thận trọng với kết quả tích cực vì số phiếu khảo sát ít

Bộ Nội vụ vừa công bố chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) năm 2023. Theo đó, có hơn 82,6% người dân hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, tăng so với năm 2022 (80,08%). Chỉ số tích cực trên nói lên điều gì?