Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khai thác khoáng sản tràn lan (Phú Thọ): Những hệ lụy

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tình trạng khai thác

THCL Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tình trạng khai thác khoáng sản diễn ra một cách ồ ạt, để lại nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sản xuất của người dân và môi trường…

Nhiều hiểm họa

Trong quá trình khai thác khoáng sản, nhiều DN không tuân thủ các quy định của pháp luật. Tại huyện Thanh Sơn, hiện có hàng chục đơn vị, DN được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản tràn lan ở các xã Khả Cửu, Thượng Cửu, Thục Luyện, Cự Thắng...

Ông Đặng Quốc Bảo, Phó chủ tịch UBND xã Cự Thắng cho hay, xã nhận được nhiều đơn kiến nghị của người dân Khu 13 về diện tích lúa, hoa màu bị ảnh hưởng bởi bùn thải của Công ty CP Gang thép CN Việt Nam. Hiện công ty đang tạm dừng hoạt động, nhưng chất thải trong quá trình tuyển quặng vẫn chưa được xử lý.

Tại xã Phúc Khánh (Yên Lập), hiện nay, có 3 mỏ đá của Công ty TNHH Thắng Lợi, Công ty TNHH Yên Long, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Trung Anh đang khai thác rầm rộ. Cả ba mỏ đá đều nằm sát địa bàn sinh sống của khoảng 350 hộ dân, thường xuyên gây tiếng ồn, bụi bẩn, đá văng…

Xã Dị Nậu (Tam Nông), việc khai thác cao lanh diễn ra như một công trường đồ sộ, những quả đồi bị lở loét, nham nhở vết đào bới. Điều đáng nói, những núi chất thải, đất đá được tập kết trong quá trình bóc tầng, sàng tuyển... của việc khai thác cao lanh luôn rình rập nguy hiểm.

Người dân cho biết, những núi chất thải này có thể đổ ụp xuống khi có mưa lũ. Hoạt động khai thác cao lanh đang ẩn chứa nhiều hiểm họa không chỉ với môi trường, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng chục ha đất trồng lúa.

Theo ông Hán Vinh Khánh, Chủ tịch UBND xã Dị Nậu, vào cuối năm 2015, do ảnh hưởng của mưa bão, hàng nghìn khối chất thải, đất đá bị tích tụ trong quá trình khai thác cao lanh của Công ty CP Khoáng sản Hùng Vương và Công ty TNHH Thành Phương bị rửa trôi, xô lấp... khiến cho hơn 8,7 ha đất ruộng của bà con nông dân bị thiệt hại lớn.

Tại xã Tân Phương (Thanh Thủy), hoạt động khai thác cao lanh diễn ra nhiều năm, những khối đất đá chất thải khổng lồ tập kết trong quá trình bóc tầng, nguy cơ sạt lở có thể diễn ra bất cứ lúc nào!

Ông Nguyễn Anh Tùng, Trưởng phòng TN&MT huyện Thanh Thủy xác nhận, thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã Tân Phương có 4 công ty tham gia khai thác cao lanh.

“Việc giám sát về môi trường, các quy định pháp luật trong quá trình khai thác được các cơ quan phối hợp triển khai thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế một số đơn vị khai thác không thực hiện đúng với quy định, việc mua đi, bán lại mỏ cao lanh cho người khác vẫn có, dẫn đến nhiều hệ lụy”, ông Tùng nói.

Quản lý kém

Đánh giá của cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ, nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong khai thác khoáng sản đó là do chế tài xử phạt còn chưa đủ mạnh để buộc các DN nghiêm túc thực hiện các quy định; công tác quản lý quy hoạch còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến việc cấp phép thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản vượt quá quy hoạch. Sự phối hợp giữa các sở, ban ngành trong quản lý hoạt động khoáng sản chưa tốt, công tác thanh kiểm tra còn mang nặng tính hình thức.

Một số đơn vị, DN, do năng lực, kỹ thuật, tài chính còn yếu dẫn đến không đủ năng lực đầu tư đồng bộ công nghệ hiện đại, chủ yếu là thủ công bán cơ giới làm thất thoát tài nguyên và gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hiện có hơn 100 giấy phép khai thác khoáng sản; trong đó, có 97 mỏ đang hoạt động, 11 mỏ chưa hoạt động và 22 mỏ tạm dừng hoạt động. Tổng mức đầu tư cho các dự án khai thác, chế biến khoáng sản đạt gần 2.000 tỷ đồng. Năm 2015, tổng doanh thu từ khai thác khoáng sản đạt khoảng 700 tỷ đồng, nộp ngân sách 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gây ra nhiều hậu quả và hệ lụy phức tạp, như: Khó quản lý khối lượng khai thác dẫn đến thất thu ngân sách; hạ tầng giao thông hư hỏng, ô nhiễm môi trường, mất đất sản xuất của người dân…

Ông Hoàng Như Lô, Trưởng phòng Khoáng sản (Sở TN&MT) cho biết: “Mới đây, UBND tỉnh Phú Thọ đã công bố việc quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý để UBND tỉnh tổ chức lại hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản chặt chẽ, phù hợp”.

Để quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo đảm an ninh trật tự, đồng thời giúp người dân tại những nơi có khai thác khoáng sản yên tâm sinh sống, phát triển kinh tế, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ và các sở, ban, ngành cần sớm vào cuộc, có biện pháp để khắc phục tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan gây hệ lụy như hiện nay.

Hoan Nguyễn

Tin mới

Khi nào bỏ độc quyền vàng miếng SJC?
Khi nào bỏ độc quyền vàng miếng SJC?

Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề nghị sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý để bắt kịp với sự dịch chuyển của kinh tế thế giới nhất là trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất lao động; đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC,…

Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo
Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo

Với vai trò chủ trì xây dựng các cơ chế, chính sách chung cho hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ chủ trì và mong muốn nhận được sự đồng lòng, chia sẻ của bộ, ngành, địa phương để thúc đẩy sự hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo.

Thị trường chứng khoán hôm nay: Chỉ số VN-Index có thể hướng về mức cao, nhà đầu tư thận trọng
Thị trường chứng khoán hôm nay: Chỉ số VN-Index có thể hướng về mức cao, nhà đầu tư thận trọng

Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục hướng về các mức cao hơn, nhà đầu tư cần thận trọng khi giao dịch những cổ phiếu thuộc nhóm giá trị cao.

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giảm 1.000 đồng/kg tại một số địa phương
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giảm 1.000 đồng/kg tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 29/3, giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg tại một số tỉnh thành trên cả nước. Hiện giá heo trung binh dao động 58.000 - 62.000 đồng/kg.

Dự báo thời tiết ngày 29/3: miền Bắc mưa to, miền Nam nắng nóng
Dự báo thời tiết ngày 29/3: miền Bắc mưa to, miền Nam nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 29/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Giá tiêu hôm nay 29/3: Duy trì đi ngang
Giá tiêu hôm nay 29/3: Duy trì đi ngang

Giá tiêu hôm nay 29/3, giá tiêu trong nước tiếp tục duy ở mức ổn định. Hiện giá tiêu trung bình dao động ở mức 92.500 - 96.000 đồng/kg.