Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khó khăn trong việc dán tem thuế ở cửa hàng xăng dầu kinh doanh đường biển

Theo báo cáo của BCĐ 389 tỉnh Quảng Ninh, hiện nay, đối với các cửa hàng xăng dầu trên đường sông, đường biển, do kinh doanh xăng, dầu thông qua đo dung lượng qua téc ba-rem, ba-rem hầm hàng, thùng phi hoặc téc lớn có sẵn dung lượng quy định nên không có vị trí dán tem để quản lý số lượng xăng, dầu bán ra.

 

Khó khăn trong việc dán tem thuế ở cửa hàng xăng dầu kinh doanh đường biển - Hình 1

Dán tem thuế tại các cây xăng nhằm tránh tình trạng gian lận, thất thu thuế Nhà nước (Ảnh: TH)

Do địa bàn quản lý rộng, trải dài, phương tiện phục vụ quản lý các cửa hàng xăng dầu trên biển còn hạn chế nên gây khó khăn cho việc kiểm soát về đo lường và chất lượng.

Việc kiểm tra, ghi chép đồng hồ trên biển và việc dán tem gặp nhiều khó khăn do hạn chế về phượng tiện đi lại hoạt động cho Đoàn kiểm tra, thông tin liên lạc đa số đều liên lạc qua số máy điên thoại cố định do đó nhiều khi không liên lạc được; các tàu thường xuyên thay đổi vị trí và có một số tàu đã bán, chuyển đổi cho các doanh nghiệp khác.

Do vậy, BCĐ tỉnh kiến nghị BCĐ 389 quốc gia cần có các giải pháp trong việc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên đường sông và đường biển. Đối với các tàu bán lẻ xăng dầu trên biển chủ yếu cấp theo hợp đồng, theo yêu cầu của bên mua phải đi đến địa điểm cấp, nếu chỉ đỗ một chỗ để bán sẽ ít khách hàng tới mua, tàu công suất lớn không thể cập vào tàu (cửa hàng) bán lẻ xăng dầu. Do vậy, đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu cho phép tàu (cửa hàng) bán lẻ xăng dầu có thể di chuyển bán hàng trong một khu vực nhất định để thuận lợi cho việc cấp xăng dầu.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc triển khai dán tem niêm phong các phương tiện đo xăng dầu, Cục Thuế tỉnh đã phối hợp với Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện rà soát, lập danh sách các cơ sở kinh doanh xăng dầu thuộc diện phải dán tem trên địa bàn tỉnh; tổ chức đoàn liên ngành thực hiện dán tem tại các cửa hàng xăng dầu. Kết quả: đã hoàn thành dán tem tại 621 cột bơm của 158 cửa hàng và tàu trên sông, biển; dán lại tem, dán tem mới đối với 28 cửa hàng sửa chữa, cửa hàng mới, dán 146 tem tại các cột đo xăng dầu; tổng số lượng tem niêm phong đã được sử dụng là 1922 tem.

Sau khi hoàn thành dán tem, Cục Thuế tỉnh đã tiếp tục phối hợp với các ngành định kỳ hàng tháng, quý đến điểm bán lẻ xăng dầu để kiểm tra tình trạng tem niêm phong đồng thời thực hiện quản lý ghi nhận chỉ số công tơ tổng và cử cán bộ xác nhận chỉ số công tơ tại thời điểm sửa chữa trong trường hợp các cột bơm xăng dầu phải sửa chữa liên quan đến việc tháo dỡ tem. Kết quả đã thực hiện chốt đối với 258 lượt cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

Thông qua việc dán tem và chốt số đồng hồ công tơ tổng, đối chiếu hóa đơn đã sử dụng từng lần chốt số với chỉ số trên đồng hồ tổng của các cột bơm xăng, dầu cho thấy về cơ bản các đơn vị đã chấp hành việc kê khai xác định doanh thu căn cứ sản lượng bán ra theo số liệu các đoàn liên ngành của tỉnh đã ghi nhận trên các cột bơm xăng dầu hàng tháng (quý).

 Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 02 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (Công ty xăng dầu B12 và Công ty CP xăng dầu dầu khí Quảng Ninh) và  02 tổng đại lý (Xí nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh và Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ di lịch Cẩm Phả) cung cấp hơn 70% lượng xăng dầu cho các hoạt động kinh tế, xã hội của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 95 doanh nghiệp, đại lý kinh doanh xăng dầu với 170 cửa hàng bán lẻ (cả trên bộ và trên biển).

Do xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên nhìn chung các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về đăng ký kinh doanh và điều kiện kinh doanh, thực hiện niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết. 100% các cửa hàng kinh doanh xăng RON 92 đã chuyển sang bán xăng E5 RON 92 theo quy định của Chính phủ.

Thời gian qua, tình hình buôn lậu xăng dầu trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra, nhưng ở mức độ nhỏ lẻ, phạm vi hoạt động hẹp, không hình thành các đường dây, tổ chức quy mô lớn.

Nguồn xăng dầu chủ yếu được các đối tượng vận chuyển từ một số tỉnh lân cận về giao cho các đại lý bán lẻ; xăng dầu được thu gom từ các lái xe trên mỏ; dầu thải, dầu thừa của các tàu nước ngoài nhập xuất cảnh Việt Nam... với số lượng không nhiều, sau đó bán lại cho các đối tượng thu gom xăng dầu, chủ yếu là đại lý bán lẻ xăng dầu trên biển và một số ngư dân tự hoán cải phương tiện đánh bắt thủy sản để mua bán xăng dầu.

Trong lĩnh vực thuế cũng xảy ra tình trạng doanh nghiệp có hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu như kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào các hóa đơn mặt hàng xăng, dầu của các doanh nghiệp bỏ trốn với giá trị lớn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu chủ yếu do: mức thu lợi bất chính cao do trốn được các loại thuế, phí, lệ phí; công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, phát hiện, ngăn chặn của các lực lượng chức năng chưa đồng bộ, thống nhất; một số quy định của Nhà nước trong quản lý xăng dầu còn bất cập... đã tạo kẽ hở để các đối tượng lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm.

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu trên tuyến, lĩnh vực, địa bàn phụ trách. Chủ động xây dựng các kế hoạch, chuyên đề, tuần tra, kiểm soát hoặc xác lập các chuyên án, vụ án để tổ chức đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; gắn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật với công tác tuyên truyền về kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu, các phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng, các hành vi gian lận trong nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu của các thương nhân; vận động người dân không mua bán xăng dầu lậu, không tham gia, tiếp tay cho các đối tượng, kịp thời cung cấp thông tin, tố giác các hành vi vi phạm.

Chủ động nghiên cứu, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý về đo lường, chất lượng, hóa đơn, chứng từ; các quy định trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển. lưu thông xăng dầu trên đường vận chuyển...; không để các đối tượng lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách để buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế khi tham gia hoạt động nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển xăng dầu.

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2025/KH-BCH ngày 17/7/2017 về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu trên tuyến biên giới biển; giao chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị trong quá trình thực hiện kế hoạch. Chỉ đạo các phòng, đội, hải đội, đồn Biên phòng triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đánh giá, phân loại đối tượng để tổ chức lực lượng, phương tiện đấu tranh sát với diễn biến, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu trên biển.

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên biển, trọng điểm là vùng biển Đông Bắc, các khu vực cảng biển, luồng cảng biển quốc tế, các khu vực sang mạn, chuyển tải hàng hóa; tổ chức rà soát, tiến hành thanh kiểm tra hoạt động của các thương nhân kinh doanh xăng dầu Quân đội trên địa bàn tỉnh trong việc chấp hành các quy định, điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

 Công an tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 169/BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, đơn vị đã ban hành Kế hoạch số 1730/KH-CAT-CSKT ngày 26/7/2017 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.

Theo đó, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát, An ninh và Công an các địa phương tăng cường công tác nắm tình hình buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu; chủ động xác lập các chuyên án để tổ chức đấu tranh, bắt giữ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Phối hợp với các sở, ngành, lực lượng chức năng có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc cấp phép, đo lường, chất lượng, hóa đơn chứng từ và các quy định trong hoạt động nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển xăng dầu.

Cục Hải quan tỉnh chỉ đạo các đơn vị Hải quan trực thuộc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ, chứng từ nhập khẩu, tăng cường giám sát số lượng xăng dầu nhập khẩu thực tế để kịp thời phát hiện việc gian lận về số lượng, giá, tiêu chuẩn đo lừng, chất lượng... nhằm mục đích trốn thuế.

Triển khai đồng bộ, áp dụng hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng như Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường và Cảnh sát biển để tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển.

Cục Thuế tỉnh quán triệt, triển khai đến toàn thể lãnh đạo, công chức toàn ngành thực hiện nghiêm túc nội dung Kế hoạch số 169/BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Kế hoạch số 10/KH-TCT ngày 22/8/2017 của Tổng cục Thuế về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại xăng dầu trong ngành Thuế.

Theo đó, đã chỉ đạo các Chi cục Thuế và các Phòng chức năng thực hiện rà soát, lựa chọn, bổ sung kế hoạch thanh kiểm tra đối với thương nhân có hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh xăng dầu trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện số lượng xăng dầu mua bán, tiêu thụ có nguồn gốc không hợp pháp, hành vi lập khống hóa đơn, chứng từ để hợp thức hóa xăng dầu nhập lậu, trốn thuế; xử lý truy thu thuế theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu thông qua giải pháp niêm phong đồng hồ (công tơ) tổng trên các phương tiện đo xăng dầu của cơ sở kinh doanh; phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan trên địa bàn triển khai việc dán tem các thiết bị đo lường tại cửa hàng xăng dầu theo kế hoạch, quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh ban hành Kế hoạch số 580/KH-QLTT ngày 19/7/2017 về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu; công văn số 808/QLTT-NVTT ngày 25/10/2017 V/v tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu theo tinh thần chỉ đạo tại công văn số 959/BCT-QLTT ngày 16/10/2017 của Bộ Công Thương.

Chi cục đã chỉ đạo các Đội tiến hành rà soát, cập nhật các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, bổ sung cập nhật vào phần mềm quản lý địa bàn; triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ngành, lực lượng chức năng có liên quan tăng cường thanh kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các hành vi gian lận về đo lường, chất lượng xăng dầu của các thương nhân để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải xăng dầu trên các tuyến đường bộ, đường thủy và trên biển; xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển xăng dầu không có hóa đơn, chứng từ, không có nguồn gốc hợp pháp trên đường vận chuyển, các hành vi sang mạn, chuyển tải xăng dầu trái quy định.

Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan rà soát, đánh giá các vị trí chuyển tải, sang mạn xăng dầu trên các vùng biển, khu vực cảng biển để xác định, kiến nghị hủy bỏ những vị trí có khả năng, nguy cơ bị các đối tượng lợi dụng để chuyển tải, sang mạn xăng dầu nhập lậu.

TH

Bài liên quan

Tin mới

U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?
U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?

U23 Việt Nam sẽ gặp U23 Malaysia tối nay, 20/4. Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ hai, lấy vé tứ kết U23 Châu Á.

Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch
Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch

Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 quyết tâm đào hào chia cắt sân bay địch xong trước kế hoạch; đồng thời tiến hành đẩy mạnh các hoạt động nhỏ, tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch.

Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long ký văn bản đôn đốc, đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4 - 1/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gửi tới các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, nền tảng số cùng những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại trên toàn quốc.

Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động
Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động

Nhằm đối phó với tình trạng thiếu máy bay trong khi nhu cầu đi lại trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và mùa hè này tăng mạnh, các hãng hàng không đã xoay xở bằng cách tăng thời gian hoạt động của máy bay, rút ngắn thời gian quay đầu... Tuy nhiên, giá vé bay vẫn cao.

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.

Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng
Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/4 Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.