Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiểm soát chặt rượu bia nhập lậu

“Bổ sung quy định các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia để ngăn chặn rượu nhập lậu, rượu kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe NTD và thất thu NSNN’’ - Đó là những điểm điểm mới của Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đang được trình QH xem xét.

Kiểm soát chặt rượu bia nhập lậu - Hình 1

Tăng cường các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia để ngăn chặn rượu nhập lậu, rượu kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe NTD và thất thu NSNN

Nhập lậu vẫn phức tạp

Tại Tọa đàm về Dự án Luật phòng chống tác hại rượu, bia, do Bộ Công thương tổ chức, đại diện lực lượng QLTT cho rằng, tình hình buôn bán rượu, bia không có nguồn gốc diễn ra khá phức tạp và khó phát hiện.

Tình trạng rượu nhập lậu không hóa đơn chứng từ vẫn diễn ra trên thị trường. Rượu nhập lậu được đưa vào Việt Nam qua các tuyến biên giới Tây Nam và miền Trung. Ngoài ra, vào dịp cuối năm, Tết Nguyên đán, khi nhu cầu tiêu thụ rượu tăng cao, số rượu giả, rượu lậu xách tay đưa vào thị trường ngày càng nhiều hơn. Phương thức sản xuất rượu giả là dùng vỏ chai rượu của các nhãn hiệu nổi tiếng đã qua sử dụng nhưng còn mới. Không chỉ sản xuất rượu giả, các đối tượng còn dùng tem chống rượu giả, không thể phân biệt được bằng mắt thường.

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ hàng nghìn chai rượu nhập lậu, kém chất lượng. Tại Quảng Trị, các lực lượng chức năng đã liên tiếp bắt giữ nhiều vụ vận chuyển rượu ngoại trên tuyến QL9. Ngày 23/9/2018, đã phát hiện vụ vận chuyển 480 chai rượu ngoại nhãn hiệu Macallan không rõ nguồn gốc xuất xứ với tổng giá trị hơn 480 triệu đồng. Ngày 2/10, lực lượng liên ngành tỉnh Quảng Trị đã kiểm tra, phát hiện trên 1 xe ô tô cất giấu 210 chai rượu ngoại nhâp lậu với tổng trị giá khoảng 200 triệu đồng...

Theo một nghiên cứu điều tra quốc gia của PGS. TS. Lưu Bích Ngọc, Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Trường ĐHKTQD) thực hiện quy mô quốc gia tại 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam từ tháng 11/2014 - 1/2016, rượu không kiểm soát được ở Việt Nam là rất cao, chiếm tới 75% tổng lượng tiêu thụ. Loại rượu này chất lượng kém và là nguyên nhân gây ra ngộ độc, hàng năm gây thất thu ngân sách lớn (ước 2.000 tỷ đồng theo dự thảo tờ trình của Bộ Y tế). Nhà nước và các cơ quan chức năng cần thắt chặt quản lý, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật đã ban hành để kiểm soát lượng rượu không nhãn mác này.

Cần tăng cường kiểm soát

Theo thống kê, mỗi năm, người dân tiêu thụ 305 triệu lít rượu và 4,1 tỷ lít bia và có xu hướng tăng ở giới trẻ. Đáng nói, có tới 36% vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia, chưa tính bạo lực gia đình và gây rối trật tự công cộng. Về kinh tế, chi phí cho tiền mua rượu, bia mỗi năm 4 tỷ USD, trong khi xuất khẩu gạo chỉ 2,41 tỷ USD.

Ngành rượu, bia nộp ngân sách khoảng 50.000 tỷ đồng mỗi năm (bao gồm cả nước giải khát thông thường), tạo việc làm cho khoảng 220.000 lao động trực tiếp và gián tiếp; có sự kết nối với các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ khác, nhưng chi phí cho việc phòng chống tác hại rượu, bia, trong đó phí tổn về chăm sóc sức khỏe, già hóa... đã mất tới 65.000 tỷ đồng.

Cả nước hiện có khoảng 100 cơ sở sản xuất bia quy mô công nghiệp, sản lượng năm 2017 là hơn 4 tỷ lít. Đến nay, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp 167 giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, 599 giấy phép sản xuất rượu thủ công, 204 giấy phép phân phối, 1.100 giấy phép bán buôn và 13.774 giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu với tổng sản lượng sản xuất năm 2016 đạt khoảng 305,2 triệu lít. Thực tế,  còn lượng rượu sản xuất thủ công chưa đăng ký cấp phép, việc kiểm soát hàm lượng methanol, aldehyt gặp khó khăn. Cùng với đó, tình hình rượu giả, rượu nhập lậu có giảm, nhưng vẫn tồn tại, khó kiểm soát.

Trước thực trạng này, tại Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đang được trình Quốc hội xem xét. Trong đó, cơ quan quản lý đã nêu ra nhiều điểm đổi mới nhằm hạn chế các tác hại của rượu, bia: Quy định rõ về điều kiện kinh doanh rượu; tăng cường quản lý đối với sản xuất rượu thủ công; quản lý kinh doanh bia; bảo đảm chất lượng, an toàn đối với rượu, bia; ghi nhãn trên bao bì; địa điểm, đối tượng, phương thức không được bán; phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả...

Dự thảo tiếp tục duy trì, kế thừa các biện pháp quản lý điều kiện, cấp phép đối với kinh doanh rượu (bao gồm cả sản xuất thủ công vì mục đích kinh doanh). Sản phẩm bia không phải cấp phép mà quản lý theo điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Luật tiếp tục kế thừa các quy định phù hợp của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP...

Phan Chinh

Tin mới

KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất
KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA; thứ hai về lao động; thứ ba về đầu tư và thứ tư về thương mại.

Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất
Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất

Chiều ngày 28/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa đá trên diện rộng kèm theo gió mạnh, gây thiệt hại đến hoa màu của nông dân. Nhiều vườn mận hậu ở Mộc Châu, quả non rụng la liệt trên mặt đất, lẫn với những viên đá to.

Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh
Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh

Ngày 28/3, tại Trung tâm Hành chính quận Dương Kinh, UBND quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận. Tham dự chương trình có các đồng chí: Đào Văn Ninh, Bí thư Quận uỷ; Nguyễn Minh Phương, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận; Vũ Bình Dương, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận; cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ quận và các phường trên địa bàn.

Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo
Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo

Ngày 28/3, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng TP. Hải P tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (2021-2023).

UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc
UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc

Ngày 28/3, tại Trung tâm Báo chí Tocepo Đầm Thị Nại, đường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi họp báo công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề (UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh). Đây là Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam.

Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.