Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiến tạo các chuỗi giá trị quan trọng cho hai nền kinh tế Việt Nam- Australia

Ngày 4/4, tỉnh Gia Lai phối hợp với trường Đại học Canberra – Đại học quốc gia Australia tổ chức Hội thảo “Kiến tạo các chuỗi giá trị quan trọng cho hai nền kinh tế Việt Nam- Australia”. Hội thảo nhằm giới thiệu các nghiên cứu có liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất rau an toàn và những dự án có tiềm năng đầu tư tại tỉnh Gia Lai. Đồng thời tạo môi trường kết nối các nhà đầu tư của Australia và nhà đầu tư tại tỉnh Gia Lai để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai; lãnh đạo Trường Đại học Canberra; Hội đồng doanh nghiệp Việt – Australia, các nhà khoa học, lãnh đạo một số tỉnh Tây Nguyên; cộng đồng các doanh nghiệp.

Kiến tạo các chuỗi giá trị quan trọng cho hai nền kinh tế Việt Nam- Australia - Hình 1

Quang cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu khoa học 2 quốc gia Việt Nam-Australia đã giới thiệu đến Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam-Australia, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư những nghiên cứu về Công nghệ bao bì; Xây dựng công ty thực phẩm chức năng để trước hết sản xuất bột gấc hữu cơ chất lượng cao theo phương pháp chế biến tiên tiến giúp Việt nam đột phá vào thị trường thực phẩm chức năng; Kinh nghiệm trồng rau an toàn ở các nước trên thế giới; Con đường phát triển của Việt Nam và những giá trị thiết yếu với Australia; Những giá trị thiết yếu giữa Việt Nam và Australia thông qua hiệp định CPTPP. Qua đó mong muốn và kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với Gia Lai để tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư.

Kiến tạo các chuỗi giá trị quan trọng cho hai nền kinh tế Việt Nam- Australia - Hình 2

Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành giới thiệu tiềm năng và các thế mạnh của tỉnh Gia Lai

Gia Lai là địa phương có vị trí chiến lược quan trọng với 5 tuyến quốc lộ đi qua kết nối thuận lợi với các tỉnh duyên hải Miền Trung, Nam Trung bộ và Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh nối liền khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào- Campuchia. Thừa  hưởng hơn 11.600 ha đất tự nhiên là đất đỏ Ba Zan phù hợp với hầu hết các loại cây trồng, thế mạnh của tỉnh là phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu, điều, mía...

Định hướng đến năm 2020, tỉnh Gia Lai sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ nông nghiêp, năng lượng sạch- tái tạo, du lịch, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và đẩy mạnh liên kết trong và ngoài nước. 

Cùng với đó, Gia Lai được đánh giá là địa phương có tiềm năng về điện gió ước đạt khoảng 1.800 MW. Số giờ nắng bình quân từ 1.900-2.200 giờ rất thích hợp phát triển điện năng lượng mặt trời với quy mô công suất có thể đạt 7.500 MW. 

Kiến tạo các chuỗi giá trị quan trọng cho hai nền kinh tế Việt Nam- Australia - Hình 3

Giáo sư Scott Murray, Trưởng khoa Toán thống kê – ĐH Canberra đưa ra một số giải pháp, đề xuất

Ngoài ra, Gia Lai còn có thế mạnh về phát triển du lịch văn hóa, lịch sử với nhiều địa danh nổi tiếng như: Pleime, Cheo Reo, Nhà lao Pleiku, Khu di tích Tây Sơn thượng đạo, làng kháng chiến Stơr…Và mới đây là phát hiện quan trọng về di tích khảo cổ Rộc Tưng ở thị xã An Khê, với nhiều hiện vật đồ đá có niên đại trên dưới 80 vạn năm. Du lịch sinh thái với nhiều danh thắng thiên nhiên kỳ vĩ như Biển Hồ (hay còn gọi là Hồ Tơ Nưng), thủy lợi Ayun Hạ, thác Phú Cường, thác Chín Tầng, thác Mơ, vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng…Khu du lịch Biển hồ- Chư Đăng Ya đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển du lịch quốc gia.

Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ quan trọng của Trung ương, sự nỗ lực của hệ thống chính trị cùng với cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, Gia Lai đã và đang phát huy lợi thế, tiềm năng, tập trung đầu tư phát triển nên đạt được nhiều bước chuyển quan trọng. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư, mở rộng, văn hóa, xã hội, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện đáng kể. Năm 2017, Gia Lai đứng vị trí thứ 43 của cả nước (tăng 3 bậc so với năm 2016) và đứng thứ 3 khu vực Tây Nguyên trên bảng xếp hạng năng lực canh tranh cấp tỉnh PCI.

Chủ trì buổi Hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành bày tỏ sự vui mừng và hy vọng rằng Hội thảo này sẽ là cơ sở để hoạch định chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh Gia Lai trong thời gian đến. Đây cũng là dịp để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư vào tỉnh Gia Lai nhiều hơn nữa, mang đến cho Gia Lai một luồng gió mới, một sinh khí mới để phát triển toàn diện, hướng đến hoàn thành thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Kiến tạo các chuỗi giá trị quan trọng cho hai nền kinh tế Việt Nam- Australia - Hình 4

Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam-Australia đã ký kết các Bản ghi nhớ 

Giáo sư Scott Murray, Trưởng khoa Toán thống kê – ĐH Canberra đưa ra một số giải pháp, đề xuất: 'Giải pháp tối ưu mà tôi đề xuất đối với tỉnh Gia Lai là xây dựng và hình thành các Hợp tác xã để giúp người nông dân có cơ hội làm việc trong một cộng đồng. Như vậy sẽ giúp ổn định được chất lượng sản phẩm cũng như giúp người dân được cấp các chứng chỉ về công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đặc biệt là hướng cho nông dân đến nền nông nghiệp hữu cơ, góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững cho nền nông nghiệp'.

Trong khuôn khổ Hội thảo, Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam-Australia đã ký kết các Bản ghi nhớ với đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và thị xã An Khê về việc xây dựng dự án sản xuất bột gấc hữu cơ chất lượng cao và sản xuất rau an toàn.

Kim Yến

Bài liên quan

Tin mới

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam
Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geveve là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học còn nguyên giá trị về nguyên tắc, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao, mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.