Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,8% nhưng tiềm ẩn nhiều bất ổn

Ngày 10/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2018 và đưa ra một số nhận định về tăng trưởng và những rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế Việt Nam.

Tham dự tọa đàm có các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thế Anh.

Theo báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2018 vừa công bố, VEPR nhận định, mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 6,7% của năm 2018 do Quốc hội đề ra hầu như chắc chắn sẽ thực hiện được. Tuy nhiên, còn nhiều tiểm ẩn về lạm phát vào quý IV và thiếu cân bằng trong tỉ giá ngoại tệ.

Báo cáo cho biết, tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý III/2018 tăng trưởng tích cực ở mức 6,88% và tính chung 9 tháng đầu năm GDP tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011 đến nay.

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng đây là mức tăng trưởng cao, xua tan các nhận định về tính giảm dần của tăng trưởng các quý trong năm

Tính chung 9 tháng đầu năm, GDP ước tăng 6,98%, mức tăng 9 tháng cao nhất kể từ năm 2011. Với mức tăng trưởng tích cực 6,88% của quý III, nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô của VEPR cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 6,7% của năm 2018 do Quốc hội đề ra hầu như chắc chắn sẽ thực hiện được. Nhiều khả năng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng hơn 6,8% trong năm nay.

Tuy nhiên, VEPR cũng cho rằng giá trị gia tăng tạo ra trong ngành này chủ yếu tới từ khu vực FDI, cho thấy sự phụ thuộc ngày càng nhiều của tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào khu vực vốn đầu tư nước ngoài.

Bình luận về vấn đề này, TS Lê Đăng Doanh- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng, sự đóng góp của dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng do tiến trình tăng lãi suất của Fed và xung đột thương mại Mỹ - Trung. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ đang diễn ra, tương lai của nền kinh tế Việt Nam còn rất bất định trước các cú sốc từ thị trường thế giới.

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,8% nhưng tiềm ẩn nhiều bất ổn - Hình 1

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Viện trưởng VEPR cũng cho rằng, chỉ tiêu lạm phát bình quân dưới 4% sẽ đạt được nếu không có cú sốc lớn nào về giá năng lượng trong quý IV năm nay. Về lạm phát trong năm 2019, nếu giá nhiên liệu thế giới tiếp tục ở mức cao, Việt Nam áp kịch trần thuế môi trường đối với xăng dầu. Mà giá xăng dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát của toàn bộ nền kinh tế. Bởi vậy, theo tính toán sơ bộ của VEPR, chỉ riêng sự thay đổi này có thể làm tỷ lệ lạm phát trong vòng 1 năm tới tăng thêm 1,6 điểm phần trăm.

Mặt khác, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, việc điều chỉnh tỉ giá giữa tiền đồng Việt Nam, nhân dân tệ và đô la Mỹ cần được điều chỉnh linh hoạt hơn. Theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu và các chuyên gia VEPR, tiền đồng Việt Nam phải ở mức trung bình giữa hai loại ngoại tệ mạnh nêu trên. Nếu không đồng tiền Việt Nam sẽ khiến hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh so với hàng hóa tiêu dùng của Trung Quốc, mặt khác giảm lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Các chuyên gia kinh tế có chung một nhận định là nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa phải là nền kinh tế được công nhận là nền kinh tế thị trường, chưa thực sự tăng trưởng ổn định. Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành cần phải cập nhật đầy đủ thông tin về tình hình dự trữ ngoại tệ quốc gia, thông tin về điều chỉnh tỉ giá, các chính sách về thuế, phí... Bởi chỉ khi có đầy đủ thông tin, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp trong nước, quốc tế mới có được cách ứng xử và đưa ra những quyết định chính xác nhất về đầu tư, phát triển doanh nghiệp, xuất nhập khẩu...

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.