Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thấy gì qua mức tăng chậm của tổng cầu?

Bên cạnh những kết quả tích cực, kinh tế quý I/2014 vẫn còn một số hạn chế, trong đó đáng chú ý là tổng cầu tăng chậm.


Tổng cầu chủ yếu bao gồm tích lũy/đầu tư và tiêu dùng cuối cùng. Tích lũy là tiền đề của đầu tư. Xét theo góc độ sử dụng GDP, tích lũy tăng 3,24%, thấp xa so với tốc độ tăng GDP (4,96%), nên chỉ đóng góp 0,62% và chiếm khoảng 12,5% tổng tốc độ tăng GDP. Lượng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội quý I đạt 214.800 tỷ đồng, chỉ tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn tốc độ tăng của quý I cùng kỳ 2 năm trước đó (quý I/2012 tăng 7,3%, quý I/2013 tăng 4,7%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, vốn đầu tư phát triển giảm, chứ không tăng. Đây là một cảnh báo cần thiết, bởi vốn đầu tư giống như “bột”, mà có “bột mới gột nên hồ”, bởi vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Vốn đầu tư phát triển/GDP quý I chỉ đạt 28,4%, thuộc loại thấp nhất trong nhiều năm qua. Tỷ lệ thấp như trên đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư, thì mới thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra cho cả năm (tăng 5,8%).

Nguồn vốn từ khu vực nhà nước có một số vấn đề cần quan tâm. Mặc dù tỷ trọng trong tổng số của nguồn này trong quý I vẫn thuộc loại cao nhất trong 3 nguồn (chiếm 36,5%), nhưng đã bị giảm so với cùng kỳ năm trước (37,7%). So với cùng kỳ năm trước, nguồn này tính theo giá thực tế, thì tăng nhẹ (0,4%), nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá, thì bị giảm. Vốn đầu tư của khu vực nhà nước có 6 khoản.

Thứ nhất, vốn từ ngân sách nhà nước ước thực hiện đạt 34.400 tỷ đồng, chiếm 50% tổng số vốn đầu tư khu vực nhà nước, đạt 19% kế hoạch cả năm và giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì còn giảm sâu hơn. Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt trên 6.700 tỷ đồng, chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước, đạt 17% kế hoạch cả năm và giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước - tỷ lệ thực hiện thấp hơn và giảm sâu hơn tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Thứ hai, vốn trái phiếu chính phủ ước thực hiện đạt 9.000 tỷ đồng, bằng 15% kế hoạch năm và giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước ước đạt 10.500 tỷ đồng, đạt 17,5% kế hoạch năm và tăng khá so với cùng kỳ năm trước (28%).

Thứ ba, vốn vay từ các nguồn khác ước đạt 11.000 tỷ đồng, đạt 15,7% kế hoạch cả năm, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ tư, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước ước đạt 11.200 tỷ đồng, đạt 18,7% kế hoạch cả năm, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ năm, vốn huy động khác ước đạt 2.300 tỷ đồng, đạt 9,2% kế hoạch năm và giảm 51,1% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ sáu, vốn từ khu vực ngoài nhà nước ước đạt 77.500 tỷ đồng, chiếm 36,1% - lớn thứ hai sau nguồn vốn từ khu vực nhà nước. Mặc dù tỷ trọng nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước đã tăng lên từ 36,1% thời kỳ 2006-2010 lên 38,5% trong năm 2011, nhưng năm 2012 đã giảm xuống còn 38,1%, năm 2013 giảm còn 37,6% và quý I năm nay còn 36,1%.

Trong điều kiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có khó khăn, việc vượt lên của khu vực nhà nước để bù lại, nhưng nếu xu hướng tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước mà giảm kéo dài, thì đó là sự cảnh báo cần thiết.

(Theo Báo Đầu tư)

Tin mới

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.

Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước
Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%
Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I (mã chứng khoán IDI) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên với kế hoạch dự kiến chi trả cổ tức năm 2022 và năm 2023 tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu.

Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025.