Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khởi sắc thương vụ M&A ngân hàng

Theo chuyên gia tài chính ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu dự báo, trong năm nay hoạt động mua bán, sáp nhập

Theo chuyên gia tài chính ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu dự báo, trong năm nay hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) NH sẽ sôi động hơn năm ngoái, đặc biệt 6 tháng cuối năm, một loạt thương vụ còn lại sẽ được chốt cùng với sự tham gia của các ngân hàng lớn và các nhà đầu tư ngoại.

Sát nhập giúp tháo gỡ sở hữu chéo

Cách đây 5 năm khi hoạt động M&A còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam, người đi mua, thâu tóm doanh nghiệp hay nói chung là bên chủ động thực hiện M&A rất kín đáo, âm thầm thực hiện thương vụ. Họ chỉ nói về thương vụ sau khi đã thành công. Còn bây giờ, chiến lược M&A được nhắc đến một cách công khai, các thương vụ cũng được công bố sớm hơn, trước khi nó kết thúc.

Lý giải cho vấn đề này, một số chuyên gia ngành tài chính khẳng định, nếu như trước đây xu hướng M&A ngân hàng là để tăng trưởng về quy mô, thì nay việc sát nhập đã giúp xóa đi sở hữu chéo giữa các ngân hàng với nhau. Vì vậy, NHNN đang xây dựng đề án tái cấu trúc các ngân hàng lớn theo Nghị quyết 15/2014/NQ-CP của Chính phủ. Theo đó, các ngân hàng quốc doanh có thể sẽ được “chỉ định” mua lại phần vốn thoái của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, việc sáp nhập giữa hai NH với nhau không thể làm mất đi sở hữu chéo nhưng có thể giúp tháo gỡ dần quá trình sở hữu chéo. “Khi hai NH sáp nhập thì thành phần của cổ đông thế nào, sở hữu phần trăm, những người này có liên quan đến nhau thế nào… phải báo cáo cho NHNN. Nếu hai NH trước khi sáp nhập có sở hữu chéo thì đây là lúc cơ quan chức năng loại bỏ sở hữu chéo để cho phép hai bên sáp nhập”, ông Hiếu cho biết.

Đồng tình với quan điểm trên, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, việc các ngân hàng có mối quan hệ sở hữu chéo như Maritime Bank và MDB sáp nhập với nhau là phù hợp với định hướng quản lý và yêu cầu tự thân của từng ngân hàng. Bởi trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, các chủ sở hữu phải dồn lực để phát triển, thay vì đầu tư tràn lan như trước.

Thực tế, thời gian qua không chỉ có các ngân hàng sở hữu chéo, ngân hàng yếu, M&A lĩnh vực ngân hàng dự báo còn sôi động hơn, với sự tham gia của các ngân hàng lớn. “Tới nay mới tái cơ cấu các ngân hàng nhỏ, nhưng 6 tháng cuối năm, sẽ triển khai tái cấu trúc cả các ngân hàng thương mại cổ phần lớn”, Thống đốc NHNN khẳng định.

Sôi động thị trường M&A

6 tháng đầu năm thị trường M&A đã trở nên sôi động khi hàng loạt các NH tuyên bố ý định M&A như Maritime Bank, MDB, Sacombank, SoutherBank, PGBank, VietABank, Viet Capital Bank, SHB, VPBank…

Dù thị trường M&A khởi sắc nhưng, giới chuyên gia tài chính đánh giá, đó chỉ là trên đồn đoán, con số thực tế được sát nhập rất ít, điển hình như  thương vụ Maritime Bank sáp nhập MDB dù đã được cổ đông hai bên chấp thuận nhưng NHNN vẫn đang còn thẩm định.

Chuyên gia ngành ngân hàng cho rằng, đề án chi tiết về việc cho phép các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, khi thoái vốn tại các tổ chức tín dụng, thì toàn bộ phần thoái vốn đó được quản lý dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NHNN đang trình Chính phủ phê duyệt, nếu tháng 7 này thông qua sẽ tạo cơ hội cho những NH lớn như BIDV, VietinBank, Vietcombank… cũng sẽ tham gia cuộc chơi M&A.

Trong khi đó, theo nhận định của các công ty tư vấn M&A, các nhà đầu tư ngoại cũng đang rất hào hứng với lĩnh vực này. “Các ngân hàng có năng lực nhất định về tài chính tiêu dùng, hoạt động thẻ, thanh toán… chắc chắn sẽ là tầm ngắm của các tập đoàn tài chính nước ngoài”, ông Đặng Xuân Minh, Giám đốc Công ty AVM nhận định.

Theo TS. Võ Trí Thành, thời gian tới, các thương vụ M&A giữa ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn sẽ diễn ra mạnh mẽ, bởi nếu không sáp nhập, ngân hàng nhỏ rất khó tồn tại.


Hoàng Hà

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.