Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nợ xấu giảm: Chớ vội mừng!

NHNN cho biết, đến cuối tháng 6/2016, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào tháng 5/2016. Tổng các khoản nợ xấu đã

THCL NHNN cho biết, đến cuối tháng 6/2016, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào tháng 5/2016. Tổng các khoản nợ xấu đã được Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) xử lý trong 6 tháng đầu năm đạt 59,71 nghìn tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Nợ xấu tại nhiều NH tăng vọt

Tỷ lệ nợ xấu giảm là tin vui của giới tài chính, song trên thực tế, nợ xấu vẫn đang là nỗi ám ảnh của không ít NH.

Báo cáo tài chính cuối quý II/2016, do các nhà băng vừa công bố đầu tháng 8 đã cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của nhiều nhà băng đang tăng mạnh so với thời điểm cuối năm 2015. Tại NH XNK Việt Nam (Eximbank), tỷ lệ nợ xấu đã tăng mạnh từ mức 1,86% vào cuối năm 2015, lên 5,3% vào cuối quý II/2016 với 4.285 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 5,3%/tổng dư nợ. Nợ dưới chuẩn của NH này chiếm hơn một nửa tổng nợ xấu, ở mức 2.415 tỷ đồng, tăng 13 lần so với đầu năm. Nợ nghi ngờ tăng 34,8%, lên mức 797 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng 1.073 tỷ đồng.

Tình hình nợ xấu tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng không khả quan hơn khi tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 1,6% hồi cuối 2015, tăng lên 2% vào cuối tháng 6/2016 (tương ứng tăng thêm hơn 3.000 tỷ đồng). Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng hơn 1.100 tỷ đồng, lên mức 6.343 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng vọt từ 887 tỷ đồng, lên 2.326 tỷ đồng, nợ dưới chuẩn từ 3.975 tỷ đồng, lên 4.515 tỷ đồng…

Mới đây, NHNN đã có quyết định cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua bán nợ xấu theo giá thị trường trong khuôn khổ những quy định cụ thể. Thế nhưng, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐTV VAMC, dù hành lang pháp lý đã khá đầy đủ để VAMC bắt tay vào triển khai mua nợ theo giá thị trường. Tuy nhiên, VAMC vẫn sẽ phải cân nhắc rất kỹ, bởi nếu bán cao quá thì không ai mua, bán rẻ quá tổ chức tín dụng lại không đồng ý.

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, VEPR) cho rằng, xử lý nợ xấu hiện nay có thể thay đổi về lượng, nhưng không thay đổi căn bản về chất. Việc xử lý nợ xấu mới chủ yếu là “dọn nợ vào kho”, trong khi hướng giải quyết khối nợ xấu này như thế nào - vẫn chưa rõ ràng?

Biến nợ xấu thành tiền thật?

Viện trưởng Viện NH Tài chính (ĐH Kinh tế Quốc dân), PGS. TS. Đặng Ngọc Đức cho rằng, trên thực tế, VAMC vẫn chưa có bất kỳ hoạt động nào trong việc bán nợ xấu cho các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước thời gian qua. Hiệu quả của việc xử lý nợ xấu là phải biến số nợ xấu đó thành tiền thật và trả lại cho các NH để cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu hiện nay mới dừng lại ở gom nợ xấu vào VAMC và các nhà điều hành mới đang tìm cách nhằm giải quyết khối nợ đó. Để xử lý khối nợ xấu đang phình to ở không ít nhà băng, cần phải giải quyết dứt điểm, nếu không sẽ tốn nguồn lực. Cái giá phải trả sẽ là tăng trưởng GDP và phục hồi kinh tế sẽ chậm lại.

Theo chuyên gia tài chính - NH Nguyễn Trí Hiếu, các NH sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề xử lý tài sản bảo đảm của các NH. Với thị trường tài sản còn nhiều hạn chế và thiếu người mua, cơ chế thi hành án và bán đấu giá tài sản còn nhiều điểm nghẽn hiện nay, thì việc xử lý tài sản bảo đảm hay xử lý nợ của các NH sẽ còn phải mất nhiều thời gian.

Mặc dầu tiến trình xử lý nợ xấu còn không ít gian nan, song theo Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, tỷ lệ nợ xấu hiện vẫn nằm dưới ngưỡng 3% theo mục tiêu mà NHNN đặt ra và đạt được hồi cuối năm 2015. Thống đốc NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ, làm sao vừa có thể mở rộng tín dụng, vừa đi đôi với hiệu quả, tránh nợ xấu mới phát sinh, cũng như chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp tích cực trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng khẳng định, một trong những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ trong những tháng cuối năm nay của ngành đó là xử lý nợ xấu gắn với việc triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Các NH sẽ đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, thực hiện phân loại các khoản nợ đã mua từ tổ chức tín dụng để có biện pháp xử lý nợ xấu một cách hiệu quả.

Trần Trang

Tin mới

Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm
Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm

Tại Phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng đề nghị, các tỉnh, thành phố đôn đốc các nhà thầu huy động đầy đủ nhân, vật lực để thi công đồng thời kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đáp ứng kế hoạch đề ra.

Thanh Hóa khánh thành công trình thanh niên số hóa thông tin
Thanh Hóa khánh thành công trình thanh niên số hóa thông tin

Sáng 29/3, tại Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập, xã Xuân Lộc (Hậu Lộc), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với MobiFone tỉnh Thanh Hóa, các đơn vị liên quan tổ chức khánh thành công trình thanh niên số hóa thông tin khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập.

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng
Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục vào cuộc nhằm tháo gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng cho Tổ hợp dự án thép xanh do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư.

Lào Cai: Tăng cường quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước
Lào Cai: Tăng cường quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản số 1477/UBND-TH về việc yêu cầu tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước.

Yêu cầu Công ty đô thị 5 tạm dừng khai thác mỏ đá sau khi có đá văng vào nhà hàng chục hộ dân
Yêu cầu Công ty đô thị 5 tạm dừng khai thác mỏ đá sau khi có đá văng vào nhà hàng chục hộ dân

Liên quan đến vụ mỏ đá nổ mìn làm đá văng vào 40 hộ dân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa yêu cầu đại diện Công ty đô thị 5 tạm dừng khai thác từ hôm nay (29/3) để khắc phục thiệt hại và đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

CPI tháng 3 giảm 0,23%
CPI tháng 3 giảm 0,23%

Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 3/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,23% so với tháng trước, tăng 1,12% so với tháng 12/2023 và tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước.