Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Lạc” vào ma trận… sắc đẹp

Với việc hàng loạt cuộc thi sắc đẹp được tổ chức hàng năm, từ những cuộc thi cấp quốc gia, cấp vùng, miền… đến những cuộc thi “ao làng” với hàng chục danh hiệu được trao, đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước cần phải nghiên cứu, đề xuất sửa đổi lại một số điều khoản để tránh tình trạng “loạn” danh xưng hoa hậu như hiện nay.

“Nở rộ” các cuộc thi

Nếu như những năm trước, khán giả chỉ có thể “nhớ mặt đặt tên” một số cuộc thi nhan sắc được tổ chức thường niên và có thâm niên nhiều năm như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt, Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh…; thì nay có đến hàng chục cuộc thi được tổ chức với quy mô toàn quốc như Hoa hậu biển Việt Nam, Hoa hậu Đại dương Việt Nam, Hoa khôi Áo dài, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam…

Đó là chưa kể các cuộc thi mang tính chất vùng, miền, địa phương, của một số ngành đặc thù như Nữ hoàng trang sức, Hoa khôi đồng bằng sông Cửu Long…

Bên cạnh đó, hàng loạt cuộc thi mang tên rất “kêu”, nhưng thực chất lại như một show tạp kỹ, người thắng cuộc thậm chí có nhan sắc “ngỡ ngàng” - vẫn được tổ chức tại rất nhiều nơi, thậm chí bị xử phạt khi chưa được cấp phép vẫn được báo chí nêu tên… khiến khán giả như “lạc” vào ma trận của các cuộc thi sắc đẹp.

Có rất nhiều người đẹp đoạt giải, nhưng chẳng ai biết tới cuộc thi mà vẫn xưng danh Hoa hậu, Hoa khôi… khiến nhiều người “lắc đầu” ngán ngẩm bởi không hiểu danh hiệu “trên trời” đó từ đâu mà có.

“Lạc” vào ma trận… sắc đẹp - Hình 1

Ảnh minh họa

Trong khi các cuộc thi ngày một nở rộ như “nấm mọc sau mưa”, có rất ít cuộc thi tạo được tiếng vang và dấu ấn, người đạt giải được đề cử đại diện cho Việt Nam chinh chiến tại các cuộc thi nhan sắc danh giá của thế giới; thì vẫn tồn tại một thực trạng đáng buồn đó là việc danh hiệu được “mua bán”, thậm chí rất nhiều người cho rằng danh hiệu là một cơ hội đổi đời, thậm chí là cơ hội kiếm tiền để nhận show, tham dự sự kiện mà không đóng góp bất cứ hoạt động nào cho cộng đồng và xã hội.

Thậm chí, có những cuộc thi hoa hậu được tổ chức 1 lần rồi “lặn mất tăm” hay nhiều cuộc thi đã vắng bóng nhiều năm và chưa biết đến bao giờ mới tiếp tục tổ chức. Chẳng hạn, Hoa hậu miền biển Việt Nam 2007, Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2008… được tổ chức 1 lần duy nhất, đến nay Hoa hậu vẫn chưa thể tìm ra người kế vị. Hay như cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, Hoa khôi thể thao… chưa tổ chức thêm lần nào dù người đương nhiệm giữ danh hiệu đã rất nhiều năm.

Tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu” nêu rõ, mỗi năm chỉ được tổ chức không quá 2 cuộc thi hoa hậu cấp quốc gia. Chính vì thế, có rất nhiều cuộc thi đã “xé rào” bằng cách đổi tên với tên gọi: Hoa khôi, Nữ hoàng, Hoa hậu người Việt toàn cầu… để “lách luật”.

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Giám đốc Elite Việt Nam, đơn vị tổ chức Hoa khôi Áo dài – Đường đến vương miện Hoa hậu Thế giới, cũng như nắm giữ bản quyền cử thí sinh tham dự hàng loạt cuộc thi nhan sắc thế giới từng nhận định: “Tiếng Việt quá phong phú nên dẫn đến cuộc thi sắc đẹp đều có tên “hoa hậu”, “hoa khôi”, “nữ hoàng”, còn tiếng Anh thì đều là “Miss” cả thôi. Gọi là hoa khôi như cuộc thi Hoa khôi Áo dài chẳng hạn, nhưng quy mô vẫn toàn quốc, cũng tuyển sinh mấy vòng thì khác gì một cuộc thi hoa hậu?”.

Theo bà Thúy Nga, bà ủng hộ việc sửa đổi lại Nghị định 79 để tránh tình trạng các doanh nghiệp “lách luật” như hiện nay. Để các đơn vị có khả năng tài chính, cũng như thực lực được đường hoàng lấy tên hoa hậu cho các cuộc thi nhan sắc.

Đã đến lúc phải “xắn tay”

Mới đây, tại Đà Nẵng, hội thảo bàn về thực trạng các cuộc thi người đẹp, người mẫu do Bộ VH-TT&DL tổ chức, đã được lãnh đạo Bộ cùng nhiều chuyên gia mổ xẻ.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên nhận định: “Nhu cầu tổ chức, thưởng thức các cuộc thi sắc đẹp là tất yếu theo sự phát triển. Nhiệm vụ đặt ra là phải rà soát, thắt chặt để hạn chế những bất cập…”.

Ông Biên bày tỏ, có những DN không đủ điều kiện tổ chức vẫn diễn “chui”, thậm chí có dấu hiệu trục lợi, cuộc thi người đẹp, người mẫu tổ chức không phải để tôn vinh cái đẹp, mà có tình trạng thương mại hóa khiến dư luận bức xúc.

Nhiều chuyên gia cho biết, có quá nhiều cuộc thi nhan sắc na ná tên nhau, gây ảnh hưởng không nhỏ tới những đơn vị tổ chức uy tín, chuyên nghiệp, thậm chí bị mang tiếng “oan”.

Ông Lê Minh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho rằng, có rất nhiều cuộc thi được tổ chức dễ dãi, người đoạt giải không có đóng góp cho cộng đồng.

Theo ông Tuấn, để đưa các cuộc thi sắc đẹp, người mẫu đi vào khuôn khổ, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương, cần phải kiểm soát chặt chẽ các cuộc thi hơn, đơn vị nào “lèm nhèm” thì kiên quyết loại bỏ, thậm chí là cấm tổ chức trong một thời gian.

Lắng nghe ý kiến từ các DN, chuyên gia, lãnh đạo Bộ VH-TT&DL sẽ tiếp thu ý kiến, đồng thời sẽ trình Chính phủ sửa lại Nghị định 79 theo hướng hiệu quả, chặt chẽ hơn.

Quang Nam

Tin mới

Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu
Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra hành vi nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu.

Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng

Ba đối tượng ở Đà Nẵng móc nối hình thành đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá cược thể thao. Đến thời điểm bị bắt, các đối tượng đã giao dịch số tiền khoảng 50 tỷ đồng.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép

Ngày 23/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người khác xuất cảnh trái phép sang Lào.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới
Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ
Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP. Hải Phòng giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại KCN Tràng Duệ (huyện An Dương). Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng chủ trì buổi giám sát. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản có gì mới?
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản có gì mới?

Hoàn thiện, bổ sung các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các dự án thăm dò, khai thác gắn với các dự án chế biến khoáng sản. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động.