Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lâm Đồng: Lại tìm cách ngăn chặn khoai tây Trung Quốc “đội lốt” khoai tây Đà Lạt

Mỗi năm, khoảng 400 tấn khoai tây Trung Quốc “làm áo” rồi bán ra thị trường dưới mác “khoai tây Đà Lạt” - gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của khoai tây Đà Lạt. Trước tình trạng trên, UBND TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng này, nhưng không hiệu quả.

Mới đây, một lần nữa, UBND tỉnh Lâm Đồng lại tìm cách ngăn chặn bằng cách chỉ đạo Sở NN&PTNT tỉnh này hỗ trợ in ấn 200.000 bao bì (loại 2kg và 5kg) để nhận diện khoảng 700 tấn khoai tây Đà Lạt.

 Lâm Đồng: Lại tìm cách ngăn chặn khoai tây Trung Quốc “đội lốt” khoai tây Đà Lạt - Hình 1

Khoai tây Đà Lạt củ không đều, vỏ mỏng, dễ trầy xước

Gây thiệt hại nặng nề…

Những năm qua, rất nhiều chủ đầu mối các vựa nông sản đã nhập khoai tây Trung Quốc về chợ nông sản Đà Lạt, bán lại cho hàng chục tiểu thương khác đang kinh doanh ở đây. Giá nhập khẩu khoai tây Trung Quốc hiện nay chỉ từ 1.850-2.000 đồng/kg, sau khi dùng thủ thuật để “biến” khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt bằng cách bôi đất đỏ, tẩy rửa, làm cho khoai tây có màu đỏ nhạt, rồi đưa đi khắp nơi tiêu thụ với tên gọi “khoai tây Đà Lạt” thì bị đẩy lên cao gấp 5-7 lần.

Trong thời điểm khoai tây Đà Lạt khan hiếm hoặc giá cao như hiện nay, gần như 100% hộ kinh doanh đều kinh doanh khoai tây Trung Quốc. Rất nhiều lần cơ quan chức năng lên tiếng “sẽ tăng cường các biện pháp” nhằm quản lý chặt mặt hàng này, song với trợ lực từ chính những thương lái Việt, cũng không ít lần tiếp tay cho thương lái nước ngoài vượt qua hàng rào mong manh của đội quản lý thị trường đã dẫn đến tình trạng dở khóc dở cười. Thực trạng này, đang khiến khoai Đà Lạt mất giá trầm trọng trong mắt người tiêu dùng, về lâu dài mất thương hiệu là điều khó tránh khỏi.

 Lâm Đồng: Lại tìm cách ngăn chặn khoai tây Trung Quốc “đội lốt” khoai tây Đà Lạt - Hình 2

Khoai tây Trung Quốc sau khi được rửa sạch

Trước thực trạng đó, nhằm ngăn chặn tình trạng “đội lốt” nông sản Đà Lạt, Chủ tịch UBND TP. Đà Lạt đã từng chỉ đạo các cơ quan chức năng tuyệt đối không cho khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt.

“Xử lý triệt để tình trạng dùng khoai tây Trung Quốc giả khoai tây Đà Lạt; cương quyết không cho nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ đầu mối nông sản TP để giả mạo khoai tây Đà Lạt phân phối đi nơi khác” - Nội dung tại Văn bản số 5827 - do Chủ tịch UBND TP. Đà Lạt đã ban hành.

Không dễ xử lý triệt để

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa ra quyết định phê duyệt đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt của Sở NN&PTNT Lâm Đồng. Theo đó, từ năm 2018, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra tình hình sản xuất, tiêu dùng khoai tây, thống kê diện tích, năng suất, sản lượng, giống khoai tây, số hộ dân, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh khoai tây Đà Lạt.

Trên cơ sở đó, trước mắt Sở NN&PTNT Lâm Đồng hỗ trợ in ấn 200.000 bao bì (loại 2kg và 5kg) để nhận diện khoảng 700 tấn khoai tây Đà Lạt trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Đối tượng được hỗ trợ, bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân, cơ sở trực tiếp sản xuất, thu mua, kinh doanh sản phẩm khoai tây được trồng tại thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng.

Về lâu dài, tỉnh khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khoai tây Đà Lạt từng bước tự in ấn bao bì sản phẩm theo mẫu trước khi đưa ra thị trường giúp người tiêu dùng nhận diện, mua đúng sản phẩm khoai tây Đà Lạt.

Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với sở, ngành liên quan làm 10.000 tờ rơi, 500 poster hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt khoai tây Đà Lạt với khoai tây từ các nguồn khác trên thị trường.

 Lâm Đồng: Lại tìm cách ngăn chặn khoai tây Trung Quốc “đội lốt” khoai tây Đà Lạt - Hình 3

Khoai tây Trung Quốc sau khi “phù phép” thành “khoai tây Đà Lạt”

Chủ trương của TP. Đà Lạt, của tỉnh Lâm Đồng được nhiều người ủng hộ nhằm bảo vệ thương hiệu nông sản Việt và những người làm ăn chân chính. Nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng, đây chỉ là giải pháp mang tính đối phó chứ không thể giải quyết dứt điểm tình trạng gian lận thương mại.

Lý do là còn một lượng rất lớn khoai tây Trung Quốc được nhập về Lâm Đồng, nhưng không đưa vào chợ nông sản Đà Lạt mà tập trung tại các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, vùng ven Đà Lạt... Mặt khác, chiêu trò tẩm đất đỏ để biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt xuất hiện ở nhiều nơi chứ không riêng gì tại TP này.

Lực lượng quản l‎ý thị trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, việc khoai tây Trung Quốc nhập về Đà Lạt và “nhuộm’’ thêm lớp đất đỏ trước khi đưa ra thị trường đã diễn ra nhiều năm, nhưng điều này không thể cấm vì chủ hàng có đầy đủ giấy tờ xuất trình và không có biểu hiện gian lận thương mại vì họ vẫn khẳng định đây là khoai tây Trung Quốc.

Thêm nữa, trước đó rất nhiều lần cơ quan chức năng tuyên bố “sẽ tăng cường các biện pháp…” nhằm quản lý chặt mặt hàng này. Song với sự tiếp tay từ chính những tiểu thương, thương lái Việt cho thương lái Trung Quốc nên đã vượt qua hàng rào kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng. Điều này, lý giải vì sao trên thị trường vẫn nhan nhản hàng Trung Quốc đội lốt làm hại hàng Việt.

Nhiều năm qua, các tiểu thương ở đây dùng đất đỏ bôi lên khoai tây Trung Quốc rồi đưa đi tiêu thụ với mác khoai tây Đà Lạt đánh lừa người tiêu dùng vẫn công nhiên diễn ra. Nếu không được áp dụng điều kiện kinh doanh khoai tây giống ở Đà Lạt, việc người tiêu dùng tiếp tục bị nhầm lẫn là điều khó có thể tránh khỏi.

Nghị định số 71/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh nêu rõ hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh, bị phạt tiền từ 50 triệu đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa...

Cao Diên – Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”
Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác” thu hút gần 28.000 bài dự thi, trong đó có gần 1.100 bài của các tập thể, cá nhân từ 22 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi về.

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”
Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”

Chiều 25/4, Hội Nông dân huyện Tiên Du (Bắc Ninh) tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”.

Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Ông Trần Phước Trí, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa.

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng

Ngày 25/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề đánh giá tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tháng 3/2024.

Sản xuất, buôn bán hàng giả, 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt tạm giam
Sản xuất, buôn bán hàng giả, 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt tạm giam

Giám đốc Linh và Quân cấu kết với nhau hoạt động kinh doanh sản phẩm thức ăn thủy sản, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, bán ra thị trường, thu lời bất chính với số tiền lớn.

Lạng Sơn: Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024
Lạng Sơn: Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng công nhân năm 2024 (tháng 5/2024).