Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lâm Đồng: Một nội dung vụ việc như nhau nhưng hai phán quyết lại trái ngược nhau?

Chuyện vừa xảy ra tại TAND huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) khi tổ chức xét xử vụ án “tranh chấp về hợp đồng dân sự vay tài sản”. Điều đáng nói ở đây là một toà, một nội dung tranh chấp như nhau nhưng hai phán quyết lại hoàn trái ngược, gây dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân và hồ nghi về sự công tâm của người “cầm cân nảy mực”.

Lâm Đồng: Một nội dung vụ việc như nhau nhưng hai phán quyết lại trái ngược nhau? - Hình 1

TAND huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), nơi áp dụng luật vào trong xét xử không nhất quán.

Mất tiền tỉ vì ... đặt niềm tin nhầm chỗ

Theo đơn cầu cứu của bà Nguyễn Thị Thủy Liên (trú thôn Xuân Thượng, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng), gởi đến Báo Thương hiệu và Công luận trình bày, qua mối quan hệ làm ăn quen biết, vào đầu năm 2017, bà Liên có cho bà Nguyễn Thị Hồng Nhung (người cùng xã, trú thôn Quỳnh Châu Đông) vay hai lần với tổng số tiền 14.300.000.000 đồng (14 tỷ 300 triệu đồng) và có viết giấy nợ. Ngoài buôn bán quán ăn, công việc chính trong nhiều năm nay của bà Nhung là cho vay lấy lãi và làm dịch vụ đứng ra đáo hạn ngân hàng cho người khác. Hai khoản vay này, bà Nhung nói chỉ vay trong thời hạn vài ngày để đáo hạn ngân hàng và làm ăn. Sau đó, quá thời hạn thanh toán nhưng bà Nhung không trả, bà Liên khởi kiện đến TAND huyện Đơn Dương yêu cầu tòa án buộc bà Nhung và ông Nguyễn Khánh Đăng (chồng bà Nhung) trả toàn bộ số tiền đã vay mượn cùng tiền lãi suất theo ngân hàng tính từ ngày 23/11/2017 đến ngày 23/5/2018 là 643.500.000 đồng.

Lâm Đồng: Một nội dung vụ việc như nhau nhưng hai phán quyết lại trái ngược nhau? - Hình 2

Đơn cầu cứu của bà Nguyễn Thị Thủy Liên gởi đến Báo Thương hiệu và Công luận

Bà Nguyễn Thị Thủy Liên cho biết, sở dĩ bà yêu cầu ông Nguyễn Khánh Đăng có trách nhiệm liên đới cùng với bà Nhung trả số tiền đã vay mượn của mình là vì thời điểm bà Nhung mượn tiền, vợ chồng ông bà còn trong thời kỳ hôn nhân. Hơn nữa, “việc vay mượn tiền của bà Nhung là để phục vụ nhu cầu kinh doanh làm ăn, công việc mà lâu nay được xem là một trong những nguồn thu nhập chính để trang trải cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình của ông Đăng và bà Nhung. Cùng với đó, tuy ông Đăng không trực tiếp ký vào giấy mượn tiền nhưng bản thân ông là người biết rõ công việc làm ăn lâu nay của vợ mình, vì vậy ông phải là người có trách nhiệm liên đới trong việc trả nợ”.

Nội dung vụ việc như nhau nhưng hai phán quyết lại trái ngược nhau

Trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản này, TAND huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Liên, đồng thời buộc bị đơn là bà Nhung trả cho bà Liên số tiền nợ là 14.943.500.000 đồng (bao gồm nợ gốc và lãi). Tuy nhiên, TAND huyện Đơn Dương lại không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc buộc ông Đăng phải có trách nhiệm liên đới cùng với bà Nhung để trả số tiền nợ. Lý do TAND huyện Đơn Dương đưa ra là do các giấy vay tiền chỉ có chữ ký và chữ viết của người vay là bà Nhung. Mặt khác, tòa căn cứ theo lời khai của bà Nhung rằng, trong quá trình làm ăn tự bản thân bà có vay tiền của bà Liên nhưng là những khoản vay riêng, không liên quan đến ông Đăng. Trong khi đó, ông Đăng cũng cho rằng, trong giấy vay tiền không có chữ ký và chữ viết của mình, giữa ông và bà Nhung có kinh tế độc lập. Bà Nhung làm ăn với ai, vay mượn những gì ông không quan tâm đến, vì vậy ông cho rằng mình không có trách nhiệm trả nợ cho bà Liên.

Lâm Đồng: Một nội dung vụ việc như nhau nhưng hai phán quyết lại trái ngược nhau? - Hình 3

Bản án số 17/2018/DS-ST, TAND huyện Đơn Dương

Ngoài căn cứ những lời khai không đầy đủ và chưa rõ ràng này, thay vì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì TAND huyện Đơn Dương lại áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để xét xử vụ án. Cụ thể, tại bản án số 17/2018/DS-ST, TAND huyện Đơn Dương nêu rõ: “theo quy định tại Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Khoản vay 14.300.000.000 đồng là khoản tiền giao dịch lớn, không thể là khoản tiền vay nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình ông Đăng, bà Nhung nên nguyên đơn yêu cầu buộc ông Đăng cùng có trách nhiệm liên đới với bà Nhung trả số tiền nợ vay là không có căn cứ”.

Bà Liên cho rằng: “theo bản án nhận định thì số tiền bà Nhung vay của bản thân tôi là rất lớn nên không thể là khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, vì vậy không chấp nhận yêu cầu buộc ông Đăng phải có trách nhiệm liên đới cùng với bà Nhung để trả số tiền nợ. Nếu lập luận như vậy thì tất cả những khoản tiền lớn do vợ hoặc chồng vay mượn đều không thể buộc chịu trách nhiệm nợ chung hay sao?!” Trong khi đó, bà Liên cho biết dù không ký vào giấy vay nhưng mỗi lần bà cho vay ông Đăng đều biết, và bà Nhung, ông Đăng đã không chứng minh được bà Nhung vay để sử dụng vào mục đích riêng.

Cũng cần nói thêm rằng, đã có một số bản án chỉ đưa vợ hoặc chồng vào tham gia tố tụng và chỉ buộc vợ hoặc chồng trả nợ nên khi án có kháng cáo thì cấp phúc thẩm phải hủy án giao về tòa sơ thẩm đưa thêm vợ hoặc chồng vào tham gia tố tụng để buộc liên đới chịu trách nhiệm trả nợ. Vì nếu cấp phúc thẩm sửa án buộc vợ hoặc chồng cùng trả nợ chung thì sẽ tước quyền kháng cáo của đương sự. Thêm vào đó, trong nội bộ TAND huyện Đơn Dương cũng đã có sự mâu thuẫn lớn về quan điểm xét xử qua các vụ án tương tự, hay nói khác hơn là việc áp dụng pháp luật vào trong xét xử của TAND huyện Đơn Dương không được nhất quán.

Lâm Đồng: Một nội dung vụ việc như nhau nhưng hai phán quyết lại trái ngược nhau? - Hình 4

Nội dung giống nhau nhưng 2 bản án17/2018/DS-ST18/2018/DS-ST TAND huyện Đơn Dương lại trái ngược nhau

Minh chứng cụ thể cho điều này, ngày 16/7/2018, TAND huyện Đơn Dương đưa một vụ án khác tranh chấp về hợp đồng dân sự vay tài sản có nội dung tương tự ra xét xử. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã áp dụng Điều 27, khoản 2 Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ chồng, nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng vào xét xử. Theo đó, tại Bản án số 18/2018/DS-ST, TAND huyện Đơn Dương buộc người chồng có trách nhiệm trả số nợ chung phát sinh trong thời gian vợ chồng chung sống, bởi lẽ tòa lập luận rằng người vợ vay tiền là nhằm mục đích phục vụ cho công việc làm ăn, nuôi sống cả gia đình. Vụ án này được TAND tỉnh Lâm Đồng xét xử phúc thẩm vào ngày 17/9 vừa qua, kết quả giữ nguyên án sơ thẩm.

Không đồng ý với phán quyết này, bà Nguyễn Thị Thủy Liên có đơn kháng cáo phúc thẩm, yêu cầu TAND tỉnh Lâm Đồng xét xử lại vụ án theo hướng hủy bản án sơ thẩm. Được biết, TAND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định đưa vụ án này ra xét xử phúc thẩm vào ngày 25/9 tới.

Như vậy, 2 vụ án có nội dung tranh chấp giống nhau nhưng có hai  phán quyết lại hoàn trái ngược nhau, gây dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân. Mong rằng, cấp phúc thẩm sẽ đưa ra nhận định khách quan, đúng với thực tế diễn ra nhằm đưa ra một phán quyết thấu tình, đạt lý...

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc này.

Cao Diên - Hải Nam

Bài liên quan

Tin mới

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị dùi cui, áo giáp
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị dùi cui, áo giáp

Bộ Công an ban hành Thông tư số 14/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Sẵn sàng cho khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hải Tiến năm 2024
Sẵn sàng cho khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hải Tiến năm 2024

Chiều 24/4, Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã làm việc với huyện Hoằng Hóa về công tác quản lý, phát triển du lịch và chuẩn bị khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hải Tiến năm 2024.

Quy chuẩn quốc gia về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Quy chuẩn quốc gia về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lò đốt chất thải rắn sinh hoạt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bãi chôn lấp chất thải rắn. Bộ cũng sẽ có hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.

Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng cháy chữa cháy đối với xe thang chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng cháy chữa cháy đối với xe thang chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Bộ Công an đang dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy – Phần 5: Xe thang chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

FPT hợp tác với USAID thúc đẩy triển khai năng lượng sạch
FPT hợp tác với USAID thúc đẩy triển khai năng lượng sạch

USAID V-LEEP II sẽ hỗ trợ kết nối FPT với các tổ chức có kinh nghiệm chuyên sâu về năng lượng tái tạo, để học hỏi kinh nghiệm, từ đó thúc đẩy phát triển và sử dụng năng lượng sạch trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. 

Phương pháp xác định giá phát điện mới áp dụng từ ngày 1/6 có gì mới?
Phương pháp xác định giá phát điện mới áp dụng từ ngày 1/6 có gì mới?

Thông tư áp dụng đối với Nhà máy điện hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đấu nối với hệ thống điện quốc gia; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.