Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Làm trái nghị định của Chính phủ: Một số lãnh đạo TP. Bắc Giang vẫn thăng quan?

Sau khi UBND tỉnh Bắc Giang ban hành văn bản kết luận việc UBND TP. Bắc Giang thu hồi đất lúa của dân để thực hiện dự án, trái với nghị định của Chính phủ (thu hồi dư tới 174 lô đất để bán đấu giá)..., thì cả chủ tịch, phó chủ tịch TP. Bắc Giang vẫn được thăng quan, tiến chức. Vì sao như vậy?

Thanh tra tỉnh chỉ rõ những sai phạm

Theo Kết luận thanh tra số 2174/KL-UBND – “Kết luận bổ sung nội dung tố cáo đối với bà Nguyễn Thị Hương, nguyên Phó chủ tịch UBND TP. Bắc Giang”, do ông Lại Thanh Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ký ngày 30/6/2017, nêu rõ:

Năm 2014, công dân bức xúc làm đơn thư tố cáo bà Nguyễn Thị Hương, Phó chủ tịch UBND TP. Bắc Giang vi phạm quy định của pháp luật về quản lý đất đai trong việc thu hồi đất nông nghiệp, đất 2 lúa 1 mầu để làm dự án xây dựng khu dân cư xã Song Khê với diện tích lớn. Ngày 12/12/2014, UBND tỉnh đã có Kết luận số 3571/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo bà Hương.

Tuy nhiên, công dân tiếp tục có đơn thư tố cáo bà Hương vi phạm các quy định về quản lý đất đai, thu hồi đất nông nghiệp, đất 2 lúa 1 mầu để thực hiện dự án xây dựng khu dân cư xã Song Khê. Do vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có Văn bản giao Thanh tra tỉnh làm việc với công dân để làm rõ nội dung tố cáo, kết luận, đề xuất biện pháp giải quyết. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kết luận số 2174/KL-UBND kết luận bổ sung nội dung tố cáo đối với bà Hương.

Cụ thể, tại văn bản, UBND tỉnh Bắc Giang kết luận: Công dân tố cáo UBND TP. Bắc Giang ban hành Quyết định thu hồi đất trồng lúa tại Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 31/1/2013 và Quyết định số 1905/QĐ-UBND ngày 27/5/2014 trước khi Thủ tướng đồng ý, là đúng.

Làm trái nghị định của Chính phủ: Một số lãnh đạo TP. Bắc Giang vẫn thăng quan? - Hình 1Kết luận thanh tra số 2174/KL-UBND – “Kết luận bổ sung nội dung tố cáo đối với bà Nguyễn Thị Hương, nguyên Phó chủ tịch UBND TP. Bắc Giang

Bên cạnh đó, người dân còn tố cáo dự án thu hồi đất để bố trí đất dịch vụ cho dân, nhưng UBND TP. Bắc Giang đã thu hồi nhiều hơn để phân lô bán nền. Quá trình xác minh cho thấy, thực tế số lô đất ở kinh doanh dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp, Nhà nước thu hồi đủ điều kiện là 364 lô, đồng thời có thêm 20 lô tái định cư.

Tuy nhiên, UBND TP tính toán, tổng hợp cả diện tích đất công ích, diện tích đất thu hồi không được hưởng các tiêu chí… làm cơ sở báo cáo UBND tỉnh xin thu hồi 68,3 ha, số lô dự kiến giao khoảng 547 lô. Sau thu hồi, dự án phân được 558 lô, vượt 174 lô nếu căn cứ theo quy định. Hiện nay, UBND TP tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với toàn bộ số đất vượt.

Kết luận số 2174/KL-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang nêu rõ: “Trách nhiệm chính trong việc ký ban hành Quyết định số 340/QĐ-UBND, Quyết định số 1905/QĐ-UBND và Văn bản số 1697/UBND-TNMT thuộc bà Nguyễn Thị Hương, nguyên Phó chủ tịch UBND TP. Bắc Giang; các tập thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm trong việc tham mưu ban hành quyết định thu hồi đất trồng lúa không đúng quy định tại Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ, nhu cầu tái định cư không sát thực tế dẫn đến việc thu hồi thừa 174 lô, gây nghi ngờ thắc mắc trong nhân dân”.

Một số cán bộ vẫn được thăng quan, tiến chức?

Trên cơ sở các sai phạm nêu trên, UBND tỉnh Bắc Giang kiến nghị cơ quan có thẩm quyền theo quy định kiểm điểm trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Hương, Phó chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy trong việc “ký các quyết định thu hồi đất nông nghiệp không đúng quy định tại Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ; ký văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để thu hồi đất ở kinh doanh dịch vụ không đúng nhu cầu thực tế”. Yêu cầu Chủ tịch UBND TP. Bắc Giang (thời điểm này là ông Dương Văn Thái - PV) kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, tập thể cá nhân có liên quan.

Được biết, thời điểm để xảy ra sai phạm, ông Dương Văn Thái giữ cương vị Chủ tịch UBND TP. Bắc Giang; bà Nguyễn Thị Hương giữ chức Phó chủ tịch TP. Bắc Giang.

Làm trái nghị định của Chính phủ: Một số lãnh đạo TP. Bắc Giang vẫn thăng quan? - Hình 2

Thời điểm sai phạm xảy ra, ông Dương Văn Thái là Chủ tịch UBND TP. Bắc Giang và sau đó được thăng lên làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang (Ảnh: bacgiang.gov)

Tuy nhiên, điều khiến dư luận thắc mắc: Vì sao sau những sai phạm nghiêm trọng này, ông Dương Văn Thái lại được thăng chức lên Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; bà Nguyễn Thị Hương - người trực tiếp bị UBND tỉnh kiến nghị kiểm điểm, lại được bổ nhiệm chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Giang?

Những tập thể, cá nhân có liên quan phải chịu hình thức kỷ luật như thế nào? Cơ quan có thẩm quyền tỉnh Bắc Giang sẽ kiểm điểm trách nhiệm đối với cá nhân bà Nguyễn Thị Hương, Phó chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy (theo kiến nghị của UBND tỉnh Bắc Giang) ra sao?

Trao đổi với báo chí về vụ việc này, ông Trần Nam Chinh – Phó trưởng phòng Nội vụ TP. Bắc Giang cho biết, sau khi nhận được báo cáo của các đơn vị, phòng đã tham mưu Chủ tịch UBND TP. Bắc Giang có văn bản nguyên túc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan. "Các cán bộ này cũng nghiêm túc tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc" – ông Chinh thông tin.

Như vậy, có thể thấy rằng, các cá nhân được xác định liên quan đến việc thu hồi đất lúa của dân trái nghị định Chính phủ đều được nhận hình thức rút kinh nghiệm sâu sắc.

Tuy nhiên, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đều quy định cụ thể các hình thức xử lý kỷ luật với cá nhân sai phạm. Và tất cả các hình thức, đều không có cái gọi là “kiểm điểm, rút kinh nghiệm”!

Cụ thể, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định 4 hình thức kỷ luật đối với cán bộ tại điều 78, gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm; Quy định 6 hình thức kỷ luật đối với công chức tại điều 79, gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Nghị định số 27/2012NĐ-CP cũng quy định về việc xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức quy định các hình thức kỷ luật với viên chức, gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Tuấn Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.