Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lao động Việt: Thách thức thời hội nhập

Một tỷ lệ lớn lao động trẻ không đúng với chuyên môn được đào tạo, đồng nghĩa với việc họ ít có điều kiện tích lũy kỹ năng và ít được hưởng BHXH. Điều này đang khiến nguy cơ năng suất không được cải thiện trong tương lai, đồng thời nó có thể mang lại nhiều rủi ro.

Trái nghề, năng suất thấp

Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) mới được công bố đã mô tả khá rõ thực trạng, xu hướng tham gia thị trường lao động, việc làm và các nhân tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề nghiệp của lao động trẻ ở Việt Nam.

Lao động Việt: Thách thức thời hội nhập - Hình 1

Lao động Việt, thách thức thời hội nhập (Ảnh minh họa)

Theo đó, một tỷ lệ lớn lao động trẻ làm việc trong lĩnh vực hộ gia đình hoặc phi chính thức hoặc không đúng với chuyên môn được đào tạo, đồng nghĩa với việc họ ít có điều kiện tích lũy kỹ năng.

Nghiên cứu cho thấy, lao động trẻ cũng có khuynh hướng ít được hưởng BHXH khiến nguy cơ năng suất sẽ bị cản trở trong tương lai đi liền với rủi ro ngày càng lớn.

Cùng với đó, tình trạng tìm kiếm việc làm thường qua các quan hệ cá nhân, chứ không phải qua các trung gian chuyên nghiệp trên thị trường, cho thấy một thị trường lao động thực thụ chưa phát triển dẫn đến việc các chính sách thúc đẩy lao động việc làm ít có cơ hội để phát huy tác dụng.

Theo VEPR, hơn 60% lao động trẻ hiện nay có trình độ THCS và THPT tham gia vào thị trường lao động, nhưng làm việc trong các hộ kinh doanh cá thể hoặc lao động gia đình, trong khi đây là khu vực có năng suất thấp, việc làm bấp bênh và thu nhập không ổn định.

Bên cạnh đó, cũng có gần 50% lao động trẻ tham gia vào thị trường lao động có trình độ chuyên môn không phù hợp với công việc đang làm, trong đó khoảng 33% là thiếu trình độ. Và khoảng 70% lao động trẻ tham gia vào thị trường lao động, nhưng không có BHXH, trong khi tỷ lệ lao động làm công ăn lương có xu hướng tăng nhanh.

Khoảng trống khó lấp đầy

“Người trẻ có trình độ ĐH, CĐ tham gia vào thị trường lao động có tỷ lệ rất nhỏ và sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ Việt Nam cũng còn giản đơn rất nhiều. Điều này lý giải vì sao năng suất lao động của Việt Nam đứng ở top cuối trong khu vực”, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR chia sẻ.

TS. Thành nhận định: “Giới trẻ làm việc trong những khu vực không chính thức, họ làm việc không đúng nghề, đúng chuyên môn, không được bảo vệ thì khả năng học hỏi của họ không được cao”.

Theo TS. Thành, 2 đặc điểm lớn của giới trẻ Việt Nam cần lưu lý. Thứ nhất, khi họ tham gia thị trường lao động, một khi chọn lựa những ngành nghề mà không tích lũy được kỹ năng cho tương lai, thì sẽ không tăng được năng suất. Trong khi năng suất lại là điều phản ánh thu nhập cho đối tượng này trong tương lai. Thứ hai, dịch chuyển lao động là cái tạo ra năng suất chính, nhưng trên thị trường lại hoạt động không tốt, làm chậm quá trình dịch chuyển. Vấn đề của thị trường lao động Việt Nam đang rất cần hoàn thiện để làm sao cho lao động thị trường được tốt hơn.

PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng: Một mặt, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ là cao, nhưng mặt khác việc làm còn trống để giới trẻ có thể tham gia cũng không phải là ít. DN vẫn cần nhiều lao động trẻ cho ngành dệt may, da giày, điện tử... nhưng họ lại không thể tuyển dụng được. Rõ ràng, 2 vấn đề này đang còn khoảng cách lớn.

Việt Nam hiện có khoảng 1.000 cơ sở đào tạo nghề, nhưng hàng năm số lượng người vào các cơ sở này rất thấp. Chính sách phân luồng dựa trên quan điểm thị trường là con đường đúng đắn, nhưng thực tế Việt Nam chưa làm được.

Vì thế, chi phí để tạo ra một lao động có thể cao, song tính hữu dụng cho thị trường lao động là rất thấp. Điều này cho thấy vai trò của các chương trình hỗ trợ cho thị trường lao động, chuyển dịch lao động cũng như các chính sách về an sinh xã hội kém hiệu quản.

Thế Long - Huyền Anh

Bài liên quan

Tin mới

Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch
Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch

Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 quyết tâm đào hào chia cắt sân bay địch xong trước kế hoạch; đồng thời tiến hành đẩy mạnh các hoạt động nhỏ, tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch.

Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long ký văn bản đôn đốc, đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4 - 1/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gửi tới các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, nền tảng số cùng những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại trên toàn quốc.

Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động
Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động

Nhằm đối phó với tình trạng thiếu máy bay trong khi nhu cầu đi lại trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và mùa hè này tăng mạnh, các hãng hàng không đã xoay xở bằng cách tăng thời gian hoạt động của máy bay, rút ngắn thời gian quay đầu... Tuy nhiên, giá vé bay vẫn cao.

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.

Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng
Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/4 Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD
Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.