Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lấy ý kiến đóng góp về việc phục vụ của cơ quan HCNN, giai đoạn 2017 - 2020

Vừa qua, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội thảo khoa học về Đề án đo lường sự hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, giai đoạn 2017 - 2020. Hội thảo nhằm lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương vào dự thảo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt đề án.

Lấy ý kiến đóng góp về việc phục vụ của cơ quan HCNN, giai đoạn 2017 - 2020 - Hình 1

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của các cơ quan HCNN. Qua đó, các cơ quan HCNN nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung ứng dịch của mình nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của người dân, tổ chức.

Để bảo đảm sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN đạt mức trên 80% vào năm 2020, theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Nội vụ được Chính phủ giao xây dựng và thực hiện Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN, giai đoạn 2017 - 2020.  

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về một số nội dung, như: Bố cục của dự thảo đề án, dự thảo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt đề án; về mục tiêu, yêu cầu, phạm vi, đối tượng, tiêu chí đo lường; về đối tượng điều tra, chọn mẫu điều tra, nội dung phiếu điều tra, phương thức điều tra. Đồng thời, xem xét, điều chỉnh các tiêu chí trùng lặp giữa các chỉ số PAPI, PCI, PAR index.

Báo cáo tóm tắt dự thảo đề án, ông Phạm Minh Hùng - Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) cho biết: Việc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN ở quy mô quốc gia được triển khai lần đầu tiên năm 2015 với 6 thủ tục hành chính (TTHC) được chọn để triển khai thực hiện.

Tính đến hết tháng 12/2016, đã có 4 bộ, ngành và 32 địa phương chủ động triển khai và công bố kết quả. Kết quả đo lường năm 2015, đã phản ánh thực trạng và chất lượng giải quyết TTHC của các cơ quan HCNN, cũng như cho thấy sự mong đợi của người dân, tổ chức đối với việc giải quyết TTHC.

Tuy nhiên, phạm vi, phương pháp, đối tượng điều tra, tiêu chí đo lường, việc tổng hợp và phân tích dữ liệu… rất đa dạng và khác nhau dẫn đến kết quả đo lường khác nhau, chưa thể hiện được tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính.

Do đó, Bộ Nội vụ được Chính phủ giao xây dựng Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN, giai đoạn 2017 - 2020 nhằm khắc phục những hạn chế trên, đảm bảo được tính thống nhất, thông suốt trong đánh giá, đo lường.
​​
Phát biểu thảo luận, các đại biểu đánh giá rất cao sự cần thiết xây dựng đề án, đồng thời đề nghị Bộ Nội vụ sớm hoàn thiện và ban hành để có cơ sở triển khai thực hiện, đảm bảo tính thống nhất trong việc đo lường trên phạm vi toàn quốc. 
​​
Đại diện Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đề nghị cần làm rõ nội dung đối tượng điều tra và đối tượng được điều tra. Đề nghị có một cơ quan độc lập trong việc đánh giá, không nên để các cơ quan HCNN tự đánh giá sẽ dẫn đến kết quả không trung thực, khách quan.

Đối với phần mềm tổng hợp và phân tích dữ liệu điều tra, không nên quy định cứng là phần mềm SPSS mà để các cơ quan chủ động trong việc sử dụng phần mềm, miễn là cho kết quả chính xác, khách quan. Đồng thời, trong đề án cần quy định thời gian cụ thể để công bố kết quả, đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc.
​​
Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị: Cần công khai rộng rãi và kịp thời kết quả đo lường để củng cố niềm tin của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN. Đề nghị đánh giá thêm kinh nghiệm quốc tế, kể cả những kinh nghiệm thất bại và những bài học rút ra cho Việt Nam.

Trong điều kiện hiện nay, việc kiểm tra, khảo sát, đo lường của các cơ quan HCNN sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dân, tổ chức. Tuy nhiên, các cơ quan HCNN sẽ bị nhiều áp lực về xây dựng báo cáo, hạn hẹp về thời gian, hao tổn về kinh phí và nhân lực thực hiện, do đó cần cân nhắc phạm vi, đối tượng, kinh phí và thời gian thực hiện việc đo lường. 
​​
Đại diện Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, nếu thực hiện đo lường tất cả các TTHC, sẽ gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, khó đảm bảo được nguồn lực và kinh phí điều tra. Về nội dung phiếu điều tra xã hội học cần thiết kế ngắn gọn, súc tích, các tiêu chí rõ ràng với một cách hiểu duy nhất. Trong mỗi tiêu chí, cần bổ sung kiến nghị của người dân, tổ chức để nâng cao chất lượng giải quyết TTHC.
​​
Đại diện Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đề nghị điều chỉnh tên đề án thành “Đề án Khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN, giai đoạn 2017 - 2020”. Về mục tiêu chung của đề án, cần rút gọn thành “nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, giai đoạn 2017 -2020”. Về thời gian thực hiện, cần điều chỉnh cho phù hợp, nếu trong dự thảo quy định thực hiện trong quý IV, sẽ khó khăn hơn vì các cơ quan hành chính cuối năm sẽ rất nhiều việc cần phải hoàn thành…

Cuối cùng, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa trân trọng cám ơn và đánh giá cao các đại biểu đã sôi nổi, thẳng thắn góp ý nội dung các dự thảo, đồng thời ghi nhận những ý kiến đề xuất của các đại biểu.

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý, chỉnh sửa, bổ sung, sớm hoàn thiện các dự thảo để trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành trong tháng 10/2017.

Thanh Bình

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.