Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lỗ lớn, hàng loạt “dự án nghìn tỷ” xin ưu đãi

Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vốn nhà nước, nhưng nhiều dự án cà

THCL Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vốn nhà nước, nhưng nhiều dự án càng làm càng lỗ và việc liên tục xin ưu đãi như là một thói quen -chiếc “phao cứu sinh” duy nhất để thoát khỏi thực trạng thảm hại này.

Thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng, Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ đang cận kề bờ vực phá sản

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ thua lỗ nặng

Với tổng mức đầu tư lên đến hơn 7.000 tỷ đồng, Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ của chủ đầu tư là Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex) được đặt rất nhiều kỳ vọng sẽ cung cấp nguyên liệu nhằm thay thế nhập khẩu cho ngành công nghiệp DN dệt may Việt Nam.

Nhưng trên thực tế, không chỉ gặp trục trặc ngay từ quá trình xây dựng, giai đoạn hoạt động của nhà máy này cũng để lại những dấu ấn buồn như làm ăn thua lỗ, 3 lần phải dừng hoạt động.

Nếu theo đúng tiến độ thì nhà máy phải được nghiệm thu từ tháng 8/2011, nhưng bởi nhiều lý do nên phải tới 2 năm sau (tháng 8/2013), việc này mới được thực hiện. Song ngay sau khi nghiệm thu, nhà máy đã phải ngừng hoạt động nhằm đợi vốn lưu động cho vận hành thương mại. Và tới 9 tháng sau (đầu tháng 6/2014), Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ mới chính thức đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, ngay trong năm đầu tiên nhà máy hoạt động (2014), PVTex đã bị lỗ 1.085 tỷ đồng, tới cuối năm 2015, con số này đã vào khoảng 1.255 tỷ đồng. Tính trung bình, với mỗi tấn sản phẩm xơ sợi bán ra, PVTex lỗ khoảng hơn 3 triệu đồng. Do đó, từ tháng 9/2015 đến nay, nhà máy đã phải thêm 2 lần ngừng hoạt động.

Không chỉ giá nguyên liệu xơ sợi trên thế giới đang có đà giảm mạnh cùng sức cạnh tranh từ Trung Quốc và Thái Lan ngày càng tăng, chính những tính toán không hợp lý từ lúc bắt đầu triển khai dự án khác xa với thực tế - cũng là nguyên nhân chính khiến nhà máy đang cận kề bờ vực phá sản.

Nhằm giải cứu dự án nghìn tỷ này, Bộ Công thương đã có kiến nghị lên Chính phủ và được chấp thuận về việc tăng thuế sản phẩm xơ polyester lên 2% để hỗ trợ PVTEX tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu các tập đoàn, DN sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực xơ sợi và dệt may, Hiệp hội Bông sợi, Hiệp hội Dệt may Việt Nam ưu tiên mua sản phẩm xơ sợi của PVTex để tháo gỡ khó khăn.

Nhưng cho đến nay, tình hình hoạt động của Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ vẫn không mấy khả quan. Mới đây, lãnh đạo PVTex cũng đã thẳng thắn thừa nhận tình hình tài chính của DN đang cạn kiệt, mất cân đối và không đủ nguồn vốn lưu động để vận hành nhà máy, không có khả năng thanh toán chi tiêu tối thiểu và nợ đến hạn.

Gang thép Thái Nguyên liên tục chậm tiến độ

Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) chính thức được khởi công từ năm 2007 với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng. Nhưng những năm tiếp sau đó, dự án này liên tục bị chậm tiến độ do thiếu vốn và các rắc rối đối với nhà thầu - Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC).

 

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên bế tắc trong việc tiếp tục thực hiện dự án mở rộng nhà máy

Tới năm 2013, dự án trên đã được Chính phủ đồng ý nâng tổng mức đầu tư lên 8.104 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với ban đầu, tới năm 2016, con số này lại nhảy lên 1 bậc nữa khi được điều chỉnh thành 9.031 tỷ đồng. Đến năm 2015, hàng loạt tổ chức tài chính lớn như VDB và Vietinbank cùng Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) lần lượt bổ sung thêm vào số vốn lên tới hơn 3.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chưa nhận được vốn vay bổ sung nên cho đến nay, dự án vẫn trong tình trạng "đắp chiếu".

Đồng thời, từ năm 2012, khi dự án gặp khó khăn về tài chính, nhà thầu MCC đã rút về nước và mang theo hơn 90% tiền thanh toán phần thiết bị nhưng chưa bàn giao lại các hạng mục quan trọng cho TISCO. Không những thế, MCC yêu cầu TISCO chi trả gần 4,4 triệu USD cho việc kéo dài thời gian dự án và 53 triệu USD cho các chi phí khác.

Bế tắc trong việc tiếp tục thực hiện dự án mở rộng, vào tháng 4/2016, TISCO đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xin hàng loạt ưu đãi như miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, dụng cụ nhập khẩu phục vụ dự án, thuế nhà thầu, không tính phần thuế VAT, miễn giảm chi phí lãi vay trong thời gian dừng hoạt động. Tổng giá trị ưu đãi này vào khoảng 1.159 tỷ đồng.

Vào tháng 5/2016, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công thương thành lập tổ công tác và thuê tư vấn độc lập nhằm đánh giá toàn diện dự án. Trong đó, yêu cầu phải đưa ra được phương án bán dự án và phương án kêu gọi DN góp vốn đầu tư dự án. Và hiện tại, mọi việc vẫn chưa có kết quả cuối cùng.

Nhà máy Đạm Ninh Bình nợ tới 8.300 tỷ đồng

Nhà máy Đạm Ninh Bình là dự án mới nhất của một DN thuộc Bộ Công thương phải cầu cứu lên Thủ tướng Chính phủ nhằm có những ưu đãi để thoát khỏi tình cảnh hoạt động khó khăn. Mặc dù được đầu tư "khủng" lên đến 667 triệu USD cũng thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, nhưng từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay, nhà máy này lại liên tục làm ăn thua lỗ.

Hoạt động chính thức từ năm 2012, từ đó đến nay, không một năm nào Đạm Ninh Bình không lỗ, riêng 6 tháng đầu năm 2016, đơn vị này đã lỗ khoảng 457 tỷ đồng. Lũy kế từ 2012 đến thời điểm hiện tại, Đạm Ninh Bình đã lỗ lũy kế 2.693 tỷ đồng. Không những thế, Đạm Ninh Bình đang phải chịu lãi vay rất lớn, số tiền phải trả mỗi năm cao, riêng trong năm 2016, dự kiến phải trả là 563 tỷ đồng. Tổng số các khoản nợ tính đến cuối năm 2015 của Đạm Ninh Bình đã vượt 8.300 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh thảm hại khiến trong 7 tháng đầu năm 2016, Đạm Ninh Bình đã phải thu hẹp sản xuất, chỉ chạy máy được 76 ngày và duy trì ở phụ tải thấp, tồn kho cao và tiêu thụ khó khăn, dự kiến lỗ tiếp tục tăng và đứng trước nguy cơ dừng sản xuất dài hạn do không cân đối được dòng tiền.

Để tháo gỡ tình cảnh này, UBND tỉnh Ninh Bình đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ cho phép Đạm Ninh Bình được áp dụng chính sách trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá sau giai đoạn đầu tư đối với các khoản nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ theo nghĩa vụ nợ phát sinh trong kỳ trong trường hợp tỷ giá có biến động; đồng thời, được dãn thời gian trả nợ tối thiểu là 5 năm cho Eximbank Trung Quốc đối với các khoản vay dài hạn đầu tư cho dự án.

Bên cạnh đó, Ninh Bình cũng xin Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm ure nhằm giúp hạn chế hàng nhập khẩu quá rẻ trong thời gian qua và cũng là nguyên nhân trực tiếp gây lỗ lớn cho Đạm Ninh Bình.

Trước đó, trong văn bản gửi lên tỉnh Ninh Bình, Đạm Ninh Bình đã kiến nghị cho phép chuyển nợ vay vốn đầu tư dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thành vốn góp nhà nước tại tập đoàn để giảm hệ số lãi vay. Nhà máy đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu, xem xét đưa phân bón ure vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng đầu ra với mức thuế suất 0%.

Tuấn Ngọc

 

 

 

Tin mới

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế trong quý I
Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế trong quý I

Theo Tổng cục Thống kê, quý I năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Giang đạt 14,18%, dẫn đầu cả nước. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 18%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,14%; khu vực dịch vụ tăng 6,32%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,48%.

Giá lúa gạo hôm nay ngày 29/3: Biến động trái chiều
Giá lúa gạo hôm nay ngày 29/3: Biến động trái chiều

Hôm nay 29/3, giá lúa gạo trong nước duy trì ổn định, giá gạo xuất khẩu chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm.  Giao dịch chủ yếu là lúa thơm.

Phóng to 400 lần kiệt tác "Mona Lisa", giật mình phát hiện 3 bí mật
Phóng to 400 lần kiệt tác "Mona Lisa", giật mình phát hiện 3 bí mật

Khi phóng to lên 400 lần, những bí mật bị ém nhẹm bên trong kiệt tác "Mona Lisa" đã được hé lộ...

Khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc
Khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc

Để kịp thời khắc phục các tồn tại, bất cập tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực, hiệu quả khai thác các tuyến đường bộ cao tốc, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.

Bắc Ninh ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian
Bắc Ninh ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian

Theo Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bắc Ninh tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian, các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn gắn với giá trị văn hóa con người Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Vietravel Hải Phòng tổ chức hội nghị khách hàng năm 2024
Vietravel Hải Phòng tổ chức hội nghị khách hàng năm 2024

Ngày 28/03, Công ty Cổ Phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel chi nhánh Hải Phòng tổ chức Hội nghị khách hàng thân thiết năm 2024. Với chủ đề “Lời cảm ơn từ trái tim” Hội nghị được diễn ra tại Khách sạn Sheraton Hải Phòng với sự tham dự của gần 200 Khách hàng và Đối tác.