Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

M&A 2018: “Bước ngoặt mới, kỷ nguyên mới”

Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 với chủ đề "Bước ngoặt mới, kỷ nguyên mới". Lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành kỳ vọng M&A (mua bán và sáp nhập) sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế.

Trong 10 năm qua, M&A trở thành kênh dẫn dắt dòng vốn đầu tư chuyển dịch từ những khu vực có hiệu quả thấp sang các địa chỉ có khả năng sinh lời tốt hơn. Tổng giá trị thương vụ M&A giai đoạn 2009 -2018 đạt 48,8 tỷ USD với hàng ngàn giao dịch, trong đó riêng năm 2017, giá trị M&A đã đạt mốc kỷ lục 10,2 tỷ USD. Trong kỷ nguyên mới, thị trường 100 triệu dân của Việt Nam vẫn là lực hút cho dòng vốn trên toàn cầu. Cùng với đó là những chuyển động chính sách mới của Chính phủ Việt Nam để tạo thuận lợi cho hoạt động M&A. 

Với sự điều phối của ông Nguyễn Anh Tuấn - TBT Tạp chí Nhà đầu tư, nguyên TBT báo Đầu tư, người sáng lập diễn đàn M&A Việt Nam, các đại biểu tham gia diễn đàn đã có những ý kiến đóng góp về thực trạng M&A của Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

Trước lo ngại nguồn cung quá lớn từ cổ phần hoá, thoái vốn tại hàng trăm doanh nghiệp nhà nước từ nay tới năm 2020, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, đồng thời tính toán đưa ra nguồn cung phù hợp, chứ không làm dồn dập.

Chính phủ cam kết tiếp tục cải cách mạnh mẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước phát triển, với mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020, hiện số lượng phát triển đang rất mạnh. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến 6,7-6,8% trong năm nay, các chỉ số vĩ mô được điều hành linh hoạt trên cơ sở thận trọng, Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn đối với nhà đầu tư ở cả trong và ngoài nước. Đây là nền tảng quan trọng thúc đẩy thoái vốn, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, trong đó có M&A. 

Về thu hút đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết sau ba thập kỷ thu hút FDI, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi nhanh chóng. Dự kiến hội nghị toàn quốc về 30 năm đầu tư nước ngoài sẽ được tổ chức vào đầu tháng 10 tới đây, vừa để tổng kết kết quả đạt được, đưa ra các giải pháp trong thời gian tới, đồng thời cũng là một hội nghị xúc tiến đầu tư có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Đối với các hiệp định thương mại, Chính phủ đang đốc thúc hoàn thiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA). Trong khi đó, Hiệp định CPTPP dự kiến cuối năm nay sẽ trình Quốc hội thông qua. Về ý kiến rằng Việt Nam đang có những ưu ái đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với doanh nghiệp trong nước, ông Nguyễn Chí Dũng khẳng định Chính phủ không ưu ái nhà đầu tư nước ngoài hơn, trừ một số cam kết trong WTO phải tuân thủ.

Trả lời câu hỏi về vai trò của thị trường chứng khoán trong hoạt động M&A, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước - ông Trần Văn Dũng khẳng định thị trường chứng khoán đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động M&A, khi mà phần lớn các thương vụ M&A có liên quan tới doanh nghiệp niêm yết chứng khoán. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết có sự tăng trưởng rõ rệt. Lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong quý II/2018 tăng cao hơn quý II/2017 và quý I/2018. Rất nhiều doanh nghiệp niêm yết nằm trong danh mục thoái vốn, hứa hẹn thúc đẩy M&A.

Hằng Vương

Tin mới

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm
Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm

Tại Phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng đề nghị, các tỉnh, thành phố đôn đốc các nhà thầu huy động đầy đủ nhân, vật lực để thi công đồng thời kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đáp ứng kế hoạch đề ra.

Công an Thanh Hóa tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đề án 06
Công an Thanh Hóa tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đề án 06

Công an Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Tạm hoãn xuất cảnh một số lãnh đạo doanh nghiệp ở Quảng Ngãi do nợ thuế
Tạm hoãn xuất cảnh một số lãnh đạo doanh nghiệp ở Quảng Ngãi do nợ thuế

Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi vừa có loạt văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 3 lãnh đạo doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vì chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Văn bản được Cục Thuế Quảng Ngãi phát đi ngày 20/3/2024.

Thanh Hóa khánh thành công trình thanh niên số hóa thông tin
Thanh Hóa khánh thành công trình thanh niên số hóa thông tin

Sáng 29/3, tại Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập, xã Xuân Lộc (Hậu Lộc), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với MobiFone tỉnh Thanh Hóa, các đơn vị liên quan tổ chức khánh thành công trình thanh niên số hóa thông tin khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập.