Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mãn nhãn với màn múa cồng chiêng của người Bahnar ở Gia Lai

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2005. Đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu. Nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, huyện KBang (Gia Lai) đã tổ chức Ngày hội văn hóa cồng chiêng, thu hút hơn 400 nghệ nhân tham gia.

 

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon TumGia LaiĐắk LắkĐắk Nông và Lâm Đồng. Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng ở Tây nguyênLễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách.

Vào ngày 22-23/7, tại làng kháng chiến STơr (xã Tơ Tung, huyện KBang, Gia Lai) đã phục dựng lại các lễ hội truyền thống của người Bahnar và tổ chức Ngày hội Văn hóa cồng chiêng trên địa bàn. Tham dự lễ hội có hơn 400 nghệ nhân là đồng bào dân tộc thiểu số Bahnar đến từ 14 đoàn của 10 xã, thị trấn. Ban tổ chức cũng đã mời thêm huyện Kong Chro và thị xã An Khê cùng tham gia biểu diễn cồng chiêng trong dịp lễ hội này.

Mãn nhãn với màn múa cồng chiêng của người Bahnar ở Gia Lai - Hình 1

Mãn nhãn với màn múa cồng chiêng của người Bahnar ở Gia Lai - Hình 2

Những tiết mục cồng chiêng, nghi thức lễ hội đặc sắc được các nghệ nhân trình diễn hết mình

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mớiLễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dàinhà rôngnhà gươl, rẫy, bến nướcnhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên...).

Ngày hội văn hóa cồng chiêng tại KBang đã tái hiện lại những nét văn hóa truyền thống của người Bahnar tại làng Kháng chiến Stơr (một trong những di tích ghi dấu những chiến công của quân và dân đồng bào dân tộc thiểu số trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đặc biệt là Anh Hùng Núp-cánh chim đầu đàn của dân tộc Tây Nguyên).

Cũng trong lễ hội, các du khách được thưởng thức bữa tiệc âm thanh của núi rừng Tây Nguyên được phát ra từ tiếng cồng, tiếng chiêng, đàn Tơ rưng, đàn đá, tiếng trống…

Lồng ghép vào lễ hội, du khách đã được hòa mình vào cảnh sinh hoạt đời thường của người Bahnar như: dệt thổ cẩm, tạc tượng, đan lát các dụng cụ sinh hoạt. Đặc biệt là được thưởng thức những món ăn đặc trưng đã gắn bó với bà con từ lâu đời như cơm lam, gà nướng, lá mì (sắn) xào cà đắng…

Ngày hội văn hóa cồng chiêng là dịp để các nghệ nhân trong và ngoài huyện thể hiện sự đam mê của mình đối với nghệ thuật cồng chiêng, mang tiếng cồng tiếng chiêng đến với mọi người.

Đây cũng là cơ hội giúp cho đồng bào giữ gìn, bảo quản các loại cồng chiêng tại gia đình, giữ lấy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần làm phong phú văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Bahnar huyện Kbang, tỉnh Gia Lai nói riêng.

Phạm Hoàng- Kim Yến

Một số hình ảnh được ghi lại tại Ngày hội văn hóa cồng chiêng huyện KBang năm 2017:

Mãn nhãn với màn múa cồng chiêng của người Bahnar ở Gia Lai - Hình 3

 Những cô gái Bahnar nhịp nhàng bên những chiếc cối giã gạo

Mãn nhãn với màn múa cồng chiêng của người Bahnar ở Gia Lai - Hình 4

Chàng trai Bahnar mạnh mẽ và khéo léo trình diễn đẽo tượng gỗ để làm nhà mồ

Mãn nhãn với màn múa cồng chiêng của người Bahnar ở Gia Lai - Hình 5

Màn múa mừng lúa mới, xua đuổi tà ma của người Bahnar

Mãn nhãn với màn múa cồng chiêng của người Bahnar ở Gia Lai - Hình 6

  Đan lát các đồ dùng sinh hoạt cũng là bản sắc cần được bảo tồn

Mãn nhãn với màn múa cồng chiêng của người Bahnar ở Gia Lai - Hình 7

 Trẻ em ngày càng yêu thích và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Trao tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học xã Thành Hòa
Lạng Sơn: Trao tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học xã Thành Hòa

Sáng 28/3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn phối hợp Hội Chữ thập đỏ phường Quan Hoa và Hội Chữ thập đỏ phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức Chương trình trao tặng quà cho thầy và trò Trường Tiểu học xã Thành Hòa, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của AAV Group xin từ nhiệm trước thềm Đại hội cổ đông
Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của AAV Group xin từ nhiệm trước thềm Đại hội cổ đông

Toàn bộ 3 thành viên HĐQT và 2/3 thành viên Ban kiểm soát của Công ty cổ phần AAV Group (Mã: AAV - HNX) đã nộp đơn xin từ nhiệm ngay trước thềm Đại hội cổ đông thường niên diễn ra vào ngày 8/4 sắp tới đây.

VinFast mở bán mẫu xe ô tô điện đầu tiên tại Indonesia
VinFast mở bán mẫu xe ô tô điện đầu tiên tại Indonesia

Từ hôm nay, 28/3, VinFast mở bán mẫu xe VF e34 tại Indonesia với giá niêm yết không kèm pin là 315.000.000 IDR, tương đương với hơn 492 triệu đồng.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ
Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nhờ chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể thông qua kiểm soát nợ xấu, quy mô tổng tài sản tăng hơn 20% mỗi năm, Nam A Bank tiếp tục được Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng…

Quảng Bình bắt vụ buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép hơn 10 kg ma túy tổng hợp
Quảng Bình bắt vụ buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép hơn 10 kg ma túy tổng hợp

Ngày 28/3, thông tin từ Cơ quan công an tỉnh Quảng Bình, lực lượng công an tỉnh vừa bắt giữ nhóm đối tượng về hành vi buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy. Cơ quan chức năng thu hơn 10 kg ma túy tổng hợp.

Nhìn lại những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Nhìn lại những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng sếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.