Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Muốn phát triển phải “cởi trói” cho kinh tế tư nhân

THCL Thành tựu mấy mươi năm đổi mới và hội nhập của nước ta là thành quả không thể nào phủ nhận, tuy nhiên tốc độ, cường độ, nhịp độ tăng trưởng chưa thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới ngày càng cấp bách, có thể nói nước đã đến chân, phải nhảy! Nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định gồm có 5 thành phần gồm kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Ảnh minh họa

Để đánh giá hiệu quả, ưu khuyết điểm của từng thành phần kinh tế qua mấy mươi năm đổi mới là công việc cần nhiều thời gian và công sức, tuy vậy có thể khái quát rằng kinh tế nhà nước được xác định đóng vai trò chủ đạo nhưng chưa phát huy hết ưu thế và tiềm năng vốn có, kinh tế tư nhân èo uột, khó cạnh tranh lại với khu vực nhà nước, khu vực FDI tuy mạnh nhưng như nhận xét của chuyên gia Trương Đình Tuyển “Động lực của nền kinh tế trong năm nay chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài chứ không phải doanh nghiệp tư nhân trong nước. Động lực của nền kinh tế năm 2016 cũng vẫn như vậy. Song vấn đề là để phát triển bền vững không thể là khu vực FDI”.

Một thời gian dài chúng ta chưa tận dụng hết sức mạnh của kinh tế tư nhân,  khái niệm “tư nhân” và “tư hữu” nhiều lúc bị đánh đồng, tư duy này đã lạc hậu, lỗi thời vậy nên cần có cái nhìn thoáng hơn, khách quan hơn về thành phần kinh tế này để tiến tới “cởi trói” phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Cần xác định rằng bản chất nền kinh tế của loài người là kinh tế tư nhân, thông qua phạm trù “hành vi lịch sử đầu tiên” C. Mác và Ph. Ăngghen trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” đã chỉ ra rằng hành vi lịch sử đầu tiên của con người là hoạt động vật chất, hoạt động tối thiểu đầu tiên để nuôi sống bản thân, có thể coi là hoạt động kinh tế tự thân, mang tính cá nhân chứ không phải tập thể, thông qua quá trình tồn tại và phát triển bằng lao động con người dần dần tạo ra những mối quan hệ; đó là quan hệ giữa người với người (Quan hệ sản xuất), quan hệ giữa con người với tự nhiên (Lực lượng sản xuất) tính chất xã hội hóa cũng có nguồn gốc từ đây.

Sự phát triển của kinh tế tư nhân đến một giới hạn cho phép sẽ nảy sinh xã hội hóa do yêu cầu khách quan về quản lý, phân phối và tổ chức sản xuất, khi ấy tất nhiên sẽ xuất hiện trạng thái cổ phần hóa và hiển nhiên sở hữu không còn là “tư hữu”.

Trên cơ sở lý luận ấy không có lý do gì chúng ta không tự tin “cởi trói”, tạo hành lang pháp lý cho kinh tế tư nhân bay cao kéo nền kinh tế đi lên, hơn nữa xu thế xã hội hóa cho phép nhà nước chuyển giao những công việc không nên làm hoặc làm không hiệu quả cho khu vực tư nhân, xu thế này tạo cho nhà nước sự gọn nhẹ về bộ máy, tập trung hơn vào an sinh xã hội nâng cao chất lượng sống cho người dân chứ không phải quá ôm đồm như hiện nay.

Bài học kinh nghiệm trong "Khoá 10" hay "Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1988", tháo bỏ sự ràng buộc, kìm hãm của cơ chế quản lý lạc hậu, đưa Việt nam bao năm thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới. Đó là bài học về giải phóng cho lực lượng sản xuất và tạo môi trường phát huy sức mạnh của từng cá nhân nói riêng và khu vực kinh tế tư nhân nói chung.

Động lực của kinh tế tư nhân là ở nhân dân, xuất phát từ nhu cầu làm giàu của cá nhân vậy nên nhà nước cũng không quá “tốn kém” để kích thích thành phần kinh tế này phát triển, nhiệm vụ của nhà nước là tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, có cơ chế bảo vệ cho công dân khởi nghiệp, cải cách hành chính, thuế khóa và chính sách tiền tệ. Có thể nói đây là hành động một mũi tên trúng hai đích khi vừa tinh giản, hiện đại hóa bộ máy vừa đưa kinh tế tư nhân đi lên.

Hiện nay khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng FDI không thể mãi là “chân trụ” cho nền kinh tế nội địa, chưa kể bản chất của các nhà đầu tư ngoại quốc chỉ là tận dụng tài nguyên, nhân công giá rẻ, ưu đãi đặc biệt trong thuế khóa và môi trường, khi khai thác cạn kiệt các ưu thế ấy các nhà đầu tư sẽ ra đi là điều chắc chắn. Nếu Samsung, Intel… chuyển nhà máy của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam thì cũng có ngày họ sẽ chuyển từ Việt Nam đi nơi khác. Chúng ta không thể nào mãi trông đợi vào FDI mà không chuẩn bị cho mình những biện pháp dự phòng.

Trong khi đó kinh tế nhà nước được bao cấp nên sức sống và sức cạnh tranh yếu, đặc biệt là công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn thiếu minh bạch nên nạn tham nhũng hoành hành, sự cố Vinashin, Vinalines là minh chứng điển hình cho thực tiễn lỗi thời của kinh tế bao cấp.

Việt Nam đang trong thời kỳ dân số “vàng”, có hàng trăm trường đại học, hàng vạn tiến sĩ, giáo sư, hàng triệu sinh viên, vậy nên phải tận dụng nguồn lực khổng lồ này vào phát triển kinh tế bằng các hình thức khởi nghiệp do nhà nước phát động và hỗ trợ, bên cạnh đó nhà nước phải làm hậu phương cho các công ty lớn, dọn dẹp “đinh dưới thảm” và quét sạch “giấy phép con”…

Đã đến lúc cần mạnh dạn thay đổi tư duy và phương diện tiếp cận đối với lý luận về các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. C. Mác đã từng khẳng định chủ nghĩa Mác là hệ thống mở, thông qua thực tiễn áp dụng cần có những bổ sung, hoàn thiện về mặt lý luận. Trong chiến lược phát triển đất nước chúng ta cần có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò và xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân để tận dụng nó thành động lực thực sự của nền kinh tế.

Ths Trương Khắc Trà

Tin mới

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.