Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Năm 2017: Chi nghìn tỷ mua xe công

Báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2017 gửi lên Quốc hội cho thấy, tổng số sắm mới và tiếp nhận là 2.604 xe, gần một nửa là thuộc quản lý của trung ương.

Năm 2017: Chi nghìn tỷ mua xe công - Hình 1

Việc khoán kinh phí - đã góp phần giảm đáng kể số lượng xe công

Mua mới 1.081 xe công

Báo cáo của Chính phủ cho biết, trong tổng số 2.604 xe ô tô công tăng của năm 2017, thì có 1.523 xe tăng do tiếp nhận, điều chuyển giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị với tổng nguyên giá là 1.234,32 tỷ đồng; mua mới là 1.081 xe với tổng nguyên giá là 1.030,85 tỷ đồng.

Trong đó, khối trung ương tăng 1.118 chiếc với tổng nguyên giá 1.175,53 tỷ đồng; khối địa phương tăng 1.486 chiếc với tổng nguyên giá 1.089,64 tỷ đồng.

Trong tổng số 2.604 xe ô tô công tăng của năm 2017, có 1.523 xe tăng do tiếp nhận, điều chuyển giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị với tổng nguyên giá là 1.234,32 tỷ đồng; mua mới là 1.081 xe với tổng nguyên giá là 1.030,85 tỷ đồng (trong đó, phục vụ chức danh 22 xe, phục vụ công tác chung 366 xe, chuyên dùng 693 xe).

Bên cạnh đó, số xe ô tô công giảm do thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy là 2.370 chiếc với tổng nguyên giá 1.139,41 tỷ đồng. Cụ thể, khối Trung ương giảm 401 chiếc với tổng nguyên giá 234,34 tỷ đồng; khối địa phương giảm 1.969 chiếc với tổng nguyên giá 905,07 tỷ đồng.

Theo báo cáo, tổng số xe ô tô công hiện có 39.425 chiếc với tổng nguyên giá 25.554,21 tỷ đồng, chiếm 2,21% tổng giá trị tài sản nhà nước, tổng giá trị còn lại 8.613,91 tỷ đồng.

Cụ thể, xe phục vụ chức danh là 837 chiếc, chiếm 2,12% tổng số xe với tổng nguyên giá 852,04 tỷ đồng, chiếm 3,33% tổng nguyên giá và tổng giá trị còn lại 338,29 tỷ đồng, chiếm 3,93% tổng giá trị còn lại.

Xe phục vụ công tác chung 20.928 chiếc, chiếm 53,09% tổng số xe với nguyên giá 12.410,77 tỷ đồng, chiếm 48,57% tổng nguyên giá và giá trị còn lại 2.805,13 tỷ đồng, chiếm 32,56% tổng giá trị còn lại. Trong đó, loại xe 4 - 5 chỗ có số lượng nhiều nhất với 10.501 chiếc, chiếm 26,64% tổng số xe; loại xe 6 - 8 chỗ với 7.614 chiếc, chiếm 19,31% tổng số xe.

Xe chuyên dùng 17.660 chiếc, chiếm 44,79% tổng số xe với nguyên giá 12.291,40 tỷ đồng, chiếm 48,10% tổng nguyên giá và giá trị còn lại 5.470,49 tỷ đồng, chiếm 63,51% tổng giá trị còn lại. Trong đó, xe cứu thương là 2.754 chiếc, xe tập lái là 2.614 chiếc, xe tải là 1.665 chiếc, xe chuyên dùng khác là 10.627 chiếc (bao gồm xe chở tiền, xe quét đường; xe phát truyền hình, truyền thanh lưu động...).

Mô hình khoán xe công

Quỹ xe ô tô công hiện nay có tổng giá trị còn lại theo sổ kế toán là 8.613,91 tỷ đồng, bằng 33,71% tổng nguyên giá. Điều này cho thấy phần lớn xe ô tô công đã sử dụng trên 2/3 thời gian theo chế độ quy định (theo quy định thì thời gian sử dụng của xe ô tô là 15 năm, tỷ lệ hao mòn là 6,67%/năm).

Cụ thể, đến thời điểm báo cáo, số xe ô tô công đã sử dụng trên 15 năm (quá thời gian tính hao mòn) là 12.862 chiếc, chiếm 32.62% tổng quỹ xe công; trong đó, xe phục vụ chức danh 129 chiếc, chiếm 15.41% tổng số xe phục vụ chức danh; xe phục vụ công tác chung 8.819 chiếc, chiếm 42.14% tổng số xe phục vụ công tác chung; xe chuyên dùng 3.914 chiếc, chiếm 22.16% tổng số xe chuyên dùng.

Năm 2017, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên và quyết liệt chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Theo đó, Bộ Tài chính xác định nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là việc xây dựng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật nhằm quản lý tài sản công tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí và khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản công phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ cũng nhận định việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công đã góp phần giảm đáng kể số lượng xe công; giảm kinh phí sử dụng, chi phí vận hành xe; số lượng nhân viên lái xe giảm góp phần cắt giảm biên chế hành chính; tăng hiệu suất sử dụng xe ô tô công.

Theo đó, số lượng xe công đã bắt đầu giảm, cùng với đó là giảm được số lượng nhân viên lái xe, kết quả là giảm được chi phí vận hành, sử dụng xe. Ví dụ, Hà Nội đã áp dụng khoán xe tại 8 đơn vị với tổng số 52 người thực hiện khoán kinh phí, trong đó sở, ngành có 20 người và quận, huyện 32 người.

Tổng số chi phí khoán xe 6 tháng đầu năm 2017 là 2.441 triệu đồng; tổng số chi phí thực tế sử dụng 44 xe trong 6 tháng cùng kỳ 2016 tại các cơ quan, đơn vị là 4.212 triệu đồng.

Như vậy, khi thực hiện khoán xe ô tô phục vụ công tác chung thì chi phí khoán tiết kiệm hơn so với chi phí thực tế sử dụng xe cùng kỳ, tổng số chi phí tiết kiệm được là 1.771 triệu đồng, trung bình 1 xe tiết kiệm được 6,7 triệu đồng/tháng.

Tại TP. HCM, đã xây dựng, ban hành cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe ô tô để áp dụng thí điểm từ tháng 5/2018 đối với 5 đơn vị của thành phố.

Theo tính toán của TP. HCM, việc khoán xe công sẽ giúp tiết kiệm ngân sách hơn 100 triệu đồng/tháng, tương đương hơn 1,2 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, kết quả trên mới chỉ thuộc các đơn vị thí điểm. Nếu thực hiện trên phạm vi cả nước, con số tiết kiệm chi sẽ lớn hơn.

Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT, Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT, TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Lai Châu, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Yên, Lâm Đồng... là những nơi đã thực hiện khoán xe công.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn lần thứ 4 trị giá 200 triệu USD
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn lần thứ 4 trị giá 200 triệu USD

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ tư của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Virus cúm gia cầm được tìm thấy trong sữa bán lẻ ở Mỹ
Virus cúm gia cầm được tìm thấy trong sữa bán lẻ ở Mỹ

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hôm 23/4 thông báo, các các đoạn của virus cúm gia cầm tìm thấy trong các mẫu sữa bò tiệt trùng ở Mỹ, cho thấy mức độ bùng phát của chủng cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao (HPAI) H5N1.

Tăng đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh
Tăng đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.

Khẩn trương tăng khả năng nâng hạng của thị trường chứng khoán
Khẩn trương tăng khả năng nâng hạng của thị trường chứng khoán

Một trong những nội dung của Chỉ thị 12 vừa được Thủ tướng ký ban hành là khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên thị trường mới nổi trong năm 2025. Kế hoạch triển khai hệ thống giao dịch mới theo chuẩn toàn cầu từ đầu tháng Năm, được đánh giá giúp Việt Nam có thêm một bước tiến mới trong quá trình nâng hạng.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia được chú ý trong xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng bán dẫn
Việt Nam là một trong số ít quốc gia được chú ý trong xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng bán dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn có vai trò quan trọng trong chuyển đổi số; là nền tảng của 3 chuyển đổi mang tính cách mạng là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi thông minh.

Ứng dụng sửa chữa điện hotline nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Ứng dụng sửa chữa điện hotline nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Nhiều năm nay, công nghệ sửa chữa nóng (hotline) lưới điện đã được Công ty Điện lực Thái Nguyên (PC Thái Nguyên) đẩy mạnh ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và đã mang lại hiệu quả thiết thực.