Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Năm 2018: Việt Nam vẫn là "thỏi nam châm" thu hút vốn FDI

Việc Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh Mỹ rút khỏi TPP ngay sau khi nhậm chức đã khiến nhiều quốc gia cảm thấy bất an. Thế nhưng, theo nhận định của các chuyên gia Tập đoàn Savills thì: “Tương lai kinh tế của Việt Nam vẫn đáng ghi nhận, nhất là đầu tư vào lĩnh vực BĐS - vẫn có nhiều tín hiệu tích cực”.

Thị trường bất động sản vẫn khởi sắc

Theo quan sát của Savills, thị trường BĐS Việt Nam vẫn phát triển tốt, dù trước đó, TPP gần như đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Bởi bên cạnh TPP, những thảo luận liên quan đến Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực – RCEP (bao gồm cả Trung Quốc), cũng như cương vị thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng kích thích sự đầu tư liên tục, thậm chí trong bối cảnh không có TPP. 

Năm 2018: Việt Nam vẫn là

Tiến sỹ Sử Ngọc Khương - Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam 

Ông Neil MacGregor - Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam chỉ ra rằng, chúng ta cũng chứng kiến hoạt động thương mại với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc thường đồng hành cùng FDI, chú trọng rót đầu tư vào những lát cắt quan trọng của nền kinh tế như cơ sở hạ tầng và BĐS.

Ngoài ra, những nhà đầu tư nước ngoài cũng đang có sự quan tâm lớn đối với thị trường BĐS Việt Nam hiện tại, hỗ trợ bởi tăng trưởng GDP cao, hệ thống tài chinh tiền tệ tương đối ổn định, nhân khẩu trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng như sự phát triển mau chóng của thị trường tiêu dùng nội địa nhờ vào sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu – nhanh nhất so với bất kỳ quốc gia nào.

Rót vốn đầu tư cũng đang diễn ra ở tất cả các lĩnh vực BĐS từ công nghiệp, văn phòng, nhà ở thương mại đến bán lẻ. Thêm vào đó, sự tăng trưởng nhanh ở lượng khách du lịch, cả nước ngoài lẫn nội địa, cũng tạo ra “cú hích” lớn trong phân khúc khách sạn.

Savills cũng hy vọng nhìn thấy một lượng lớn vốn đầu tư dành cho BĐS trong năm 2017, tiếp nối theo năm 2016 vô cùng sôi động từ kinh nghiệm của đội ngũ tư vấn đầu tư hàng đầu của chúng tôi. Mối quan tâm của Nhật, Hàn Quốc, Singapore vẫn còn rất mạnh, cộng thêm sự chú ý tăng dần từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít thách thức phía trước cho các nhà đầu tư ngoại quốc để xác định chất lượng đầu tư BĐS với quyền sở hữu rõ ràng. Những giao dịch liên quan đến tài sản doanh nghiệp/vận hành vẫn sẽ khan hiếm và phần lớn lượng giao dịch chủ yếu xoay quanh những dự án phát triển, bởi điều mà nhiều nhà phát triển nước ngoài hướng tới chính là sự đảm bảo hợp tác dài hạn cùng các đối tác trong nước/nội địa.

TPP không phải “phép màu”

Nhớ lại thời điểm khi hiệp định này hoàn thành vòng đám phán giữa các bên, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường BĐS nói riêng, sẽ trở nên tràn đầy hứa hẹn với những lợi ích tích cực.

Năm 2018: Việt Nam vẫn là

Năm 2018, Việt Nam vẫn là "thỏi nam châm" thu hút các nhà đầu tư vốn FDI (Ảnh:Bảo Lan)

Cùng với mục tiêu xóa bỏ thuế suất của các mặt hàng giữa những nước thành viên, quy định một số ngành hàng trong khung thỏa thuận của TPP sẽ là nhân tố quan trọng giúp thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn.

Điều này cũng thúc đẩy các tập đoàn chuyển hướng từ các nước sở tại chọn Việt Nam – nơi cung cấp nguyên liệu thô - để lắp đặt nhà máy, kho bãi văn phòng cũng như cơ sở kinh doanh. Không những thế, những nhu cầu về BĐS bán lẻ, nhà phố, trung tâm thương mại, siêu thị…, cũng sẽ phát triển mạnh nhờ vào xu thế hội nhập và giảm các loại thuế quan.

Cộng đồng kinh tế mở gần như lớn nhất thế giới của TPP cũng dự kiến là cơ hội tốt cho hàng loạt các chuyên gia nước ngoài, và cùng với sự dịch chuyển sự nghiệp của họ là sự gia tăng về nhu cầu nhà ở, thuê căn hộ, tiêu dùng, mua sắm…

“Một FTA kiểu mới với 12 nước thành viên, trong đó sự xuất hiện của hai cường quốc Mỹ - Nhật cho đã cho chúng ta quyền kỳ vọng vào sự phát triển BĐS Việt Nam thì lại có những yếu tố chính trị dẫn tới các diễn biến mới”, Tiến sỹ Sử Ngọc Khương - Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam nhận định.

Theo ông Sử Ngọc Khương thì không chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia cũng đã từng hình dung TPP như một “phép màu” đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nhìn riêng tại Việt Nam, thì TPP thật sự có bị ảnh hưởng, nhất là vào thời điểm 2008 khi BĐS Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì sự xuất hiện của TPP liệu có vực dậy thị trường? Tương tự như năm 2014, TPP có thể giúp thị trường BĐS lên cao hơn mức tăng trưởng ấn tượng thời điểm đó hay không?

“Tôi cho rằng, thị trường BĐS vẫn tiếp tục khỏe mạnh dù không có sự tham gia của Mỹ, cho dù trước đó, có những minh chứng đáng kể rằng những nhà sản xuất đã đầu tư và mở rộng cơ sở sản xuất của họ ở Việt Nam để đón TPP”, đại diện Savills phân tích thêm.

Thực tế rõ ràng, một dự án được đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như giá lao động, sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường tiêu dùng nội địa với quy mô dân số lớn và mạng lưới mạnh mẽ của những thỏa thuận thương mại khác cũng giúp tạo nên danh tiếng cho Việt Nam, trở thành "một thỏi nam châm" thu hút vốn trực tiếp đầu tư nước ngoài, đặc biệt là hình thức BĐS công nghiệp, sản xuất... 

Bảo Lan

Tin mới

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới
Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ
Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP. Hải Phòng giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại KCN Tràng Duệ (huyện An Dương). Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng chủ trì buổi giám sát. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản có gì mới?
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản có gì mới?

Hoàn thiện, bổ sung các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các dự án thăm dò, khai thác gắn với các dự án chế biến khoáng sản. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động. 

Ngày 17/5 sẽ diễn ra Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024
Ngày 17/5 sẽ diễn ra Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024

Nhằm giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm Việt Nam tới người tiêu dùng trong và ngoài nước, tìm kiếm đối tác trực tiếp và khách hàng tiềm năng cho đầu ra của sản phẩm thông qua các hoạt động của Hội chợ. UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 98/KH-UBND tổ chức Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024.

Long An phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,5%
Long An phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,5%

UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế hoạch thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu năm 2024.

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng tiếp công dân định kỳ tháng 4/2024
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng tiếp công dân định kỳ tháng 4/2024

Ngày 23/4, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chủ trì tiếp công dân định kỳ tháng 4/2024 theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Thanh tra thành phố, Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở Xây Dựng và UBND quận Hồng Bàng.