Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngày mai (25/6): Xét xử sơ thẩm nguyên Phó Thống đốc NHNH Đặng Thanh Bình

Ngày mai 25/6, TAND TPHCM mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử ông Đặng Thanh Bình (nguyên Phó Thống đốc NHNN) và 4 bị cáo khác cùng tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Dự kiến phiên tòa kéo dài đến 29/6.

Ông Đặng Thanh Bình mời 5 luật sư bào chữa cho mình. Theo cáo trạng và kết luận điều tra, ông Bình không thừa nhận sai phạm như cáo buộc của cơ quan tố tụng.

Có 5 luật sư bảo chữa cho 4 bị cáo còn lại gồm Hà Tấn Phước (Tổ trưởng Tổ giám sát, nguyên phó Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Long An), Phạm Thế Tuân (Tổ phó Tổ giám sát, nguyên phó Giám đốc Vietcombank Chi nhánh TPHCM), Lê Văn Thanh (nguyên Chánh Thanh tra NHNN Chi nhánh tỉnh Long An, thành viên Tổ giám sát) và Ngô Văn Thanh (thành viên Tổ giám sát, nguyên Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Chi nhánh tỉnh Long An).

Ngày mai (25/6): Xét xử sơ thẩm nguyên Phó Thống đốc NHNH Đặng Thanh Bình - Hình 1

Nguyên Phó Thống đốc NHNH Đặng Thanh Bình

Theo cáo trạng, Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình, từ tháng 2/2012 được phân công phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, Vụ pháp chế, giúp Thống đốc chỉ đạo tái cơ cấu 6 ngân hàng yếu kém theo đề án 254 của Chính phủ, trong đó có tham gia tái cơ cấu và tham gia Ban chỉ đạo Ngân hàng Đại Tín (TrustBank).

Ngày 15/8/2012, ông Bình ký tờ trình (số 597/TTr-NHNN) trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương tái cơ cấu TrustBank, nội dung tái cơ cấu trên cơ sở nhóm cổ đông mới có đủ năng lực tài chính để thực hiện phương án tái cơ cấu TrustBank. Ngày 4.9.2012, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN có tờ trình (1340/TTr-TTGSNH) gửi ông Bình, kiến nghị NHNN cho phép áp dụng điều kiện đối với cổ đông sáng lập là cá nhân, tổ chức khi thành lập ngân hàng thương mại cổ phần và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn.

Tuy nhiên, ông Bình có bút phê vào tờ trình 1340 là: “Việc kiểm tra góp vốn sẽ được thực hiện sau này”. Ngày 6/9/2012, ông Bình ký công văn (652/NHNN-TTGSNH) chấp nhận chủ trương phương án tái cơ cấu TrustBank…

Từ các bút phê của ông Bình, ông Bình đã không thực hiện đúng phương án do chính NHNN trình Thủ tướng, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Trên thực tế, Phạm Công Danh đã thực hiện hành vi phạm tội, gây hậu quả nghiêm trọng. Khi nhóm Phạm Công Danh tham gia quản trị điều hành, TrustBank ngày càng thua lỗ, thời điểm 26.7.2014, vốn chủ sở hữu VNCB âm 18.469 tỉ đồng, tổng tài sản 16.745 tỉ đồng, nợ phải trả 38.469 tỉ đồng. 

Cáo trạng kết luận, Phạm Công Danh và các đồng phạm đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thông qua các giao dịch chuyển tiền gây thiệt hại cho VNCB, trong đó có trách nhiệm của thành viên Tổ giám sát.

Thời điểm này, VNCB chịu sự giám sát đặc biệt của NHNN, mọi giao dịch từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát. Tuy nhiên, ông Bình không thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện cho nhóm Thiên Thanh đứng đầu là Phạm Công Danh gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng.

4 bị can còn lại gồm các ông Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh thuộc tổ giám sát NHNN đặt tại VNCB được giao nhiệm vụ, quyền hạn và chủ động tiếp cận không hạn chế mọi tài liệu hồ sơ, thông tin, hệ thống phần mềm và yêu cầu ngân hàng này báo cáo, cung cấp tài liệu, làm việc với mọi cán bộ có thẩm quyền, đối chiếu trực tiếp với khách hàng, chủ nợ…

Mọi giao dịch từ 5 tỉ đồng trở lên tại VNCB phải có ý kiến của tổ giám sát nhưng những người này không thực hiện nhiệm vụ, lơ là tạo diều kiện cho Phạm Công Danh cùng đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.

Cáo trạng xác định, ông Phước phải có trách nhiệm với số tiền thiệt hại là 3.454 tỉ đồng, Lê Văn Thanh là 6.591 tỉ đồng, ông Phạm Thế Tuân là 3.454 tỉ và ông Ngô Văn Thanh có trách nhiệm với số tiền 10.046 tỉ đồng.

Diệp Bắc

Bài liên quan

Tin mới

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động
Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động

Trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến thị trường chững lại. Chỉ số VN-Index biến động rung lắc nhẹ khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong những phiên gần đây đang trở nên yếu hơn. Nhóm cổ phiếu bluechip cũng phần lớn đều đảo chiều giảm.

Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%
Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%

Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I của các năm từ 2020-2023.