Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghị định 15/2018/NĐ-CP về y tế: Cắt bỏ giấy phép con

Sự ra đời của NĐ 15/2018/NĐ-CP sẽ chấm dứt cái gọi là “giấy phép con” trong lĩnh vực y tế. Và sự kiện này, được các DN đánh giá cao khi giúp tiết kiệm nhiều thời gian và công sức cho chính DN. Đây thực sự là bước tiến lớn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực ATTP nói riêng.

Nghị định 15/2018/NĐ-CP về y tế: Cắt bỏ giấy phép con - Hình 1

Nghi định 15/2018/NĐ-CP là dấu “chấm hết” cho thời kỳ gian nan của các DN trong lĩnh vực thực phẩm

“Cởi trói” cho doanh nghiệp

Tại hội nghị phổ biến Nghị định 15 cho các DN thực phẩm và một số hiệp hội - do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với một số ngành hàng tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá: “Nghị định 15 ra đời thể hiện sự thay đổi căn bản trong phương thức quản lý ATTP của Bộ Y tế. Đồng thời, sẽ chấm dứt việc ra “giấy phép con”, tình trạng 1 chiếc bánh cõng 13 giấy phép con trong lĩnh vực y tế sẽ không còn tồn tại như trước đó”.

Ở một khía cạnh khác, sự thay đổi này không đơn thuần giúp DN tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn thể hiện sự thay đổi tư duy quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP. “Trước kia, chúng ta tiến hành kiểm tra theo phương thức tiền kiểm, giờ chuyển hẳn sang hậu kiểm. Đây là sự thay đổi cơ bản, là thời cơ chín muồi trong lĩnh vực cải cách hành chính của Bộ Y tế”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Điểm mới đầu tiên trong Nghị định 15 đó là DN được tự công bố sản phẩm của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố đó, thay vì gửi bản hồ sơ công bố tới các cơ quan nhà nước để xác nhận, chỉ trừ một số sản phẩm phải công bố tại Bộ Y tế và sở y tế.

Theo tính toán của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, với sự thay đổi này, sẽ có khoảng 95% sản phẩm thực phẩm không cần phải tiến hành các thủ tục về mặt hành chính. Khi đó, có thể tiết kiệm được 1,8 triệu ngày công và hơn 600 tỷ đồng. Thậm chí, theo một số chuyên gia, số tiền tiết kiệm được tổng thể có thể lên đến gần 10.000 tỷ đồng.

Tiếp đến đó là thay đổi quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh để bảo đảm ATTP, tiệm cận với các phương thức quản lý chung trên toàn cầu. Đó là mở rộng diện các DN không cần phải có giấy xác nhận đủ điều kiện ATTP, cũng như mở rộng đối tượng, các cơ sở được miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Bên cạnh đó, nghị định lần này cũng quy định cụ thể các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo, quy định tại Điều 7 - Luật Quảng cáo.

Phân định rõ trách nhiệm

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định, Nghị định 15 sẽ giúp DN tiết kiệm 90% thời gian và công sức trong việc thực thi thủ tục hành chính, nhưng sẽ nâng trách nhiệm của DN với sức khỏe người tiêu dùng lên 100%. Đây có thể nói là trách nhiệm tuyệt đối của DN.

Ngoài ra, Nghị định 15 thể hiện sự phân công, phân cấp mạnh mẽ trong trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP; đồng thời, cũng giảm tải áp lực quản lý cho các cơ quan cấp bộ, ngành, tránh chồng chéo trong quản lý, nâng cao hiệu quả thực hiện.

“Nghị định số 15 đã cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nhằm tạo hành lang thông thoáng và điều kiện thuận lợi nhất cho DN. Đây chính là món quá có ý nghĩa đầu tiên cho cộng đồng DN”, ông Lộc nói.

Trước khi Nghị định 15 có hiệu lực (từ ngày 2/2/2018), các quy định chi tiết thi hành Luật ATTP 2010 được thực hiện theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP với vô số quy định rắc rối, Nghị định 38 ngay từ khi ra đời đã trở thành nỗi ám ảnh đối với không ít DN và đây cũng chính là nguyên nhân tồn tại “giấy phép con” trong lĩnh vực y tế.

Vì vậy, sự ra đời của Nghị định 15 - chính là dấu chấm hết cho thời kỳ gian nan của các DN khi Nghị định 38 hết sức hành chính và hình thức nhưng không nâng cao được ATTP. Đồng thời, khẳng định Nghị định 15 thể hiện sự thay đổi căn bản trong phương thức quản lý ATTP của Bộ Y tế. Đây cũng là một bước tiến dài trong việc phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm giữa các bộ, ngành và phân cấp cho địa phương.

Về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP, nghị định đã phân công rõ trách nhiệm quản lý của 3 bộ (Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) theo hướng các bộ quản lý theo nhóm ngành hàng từ đầu đến cuối.

Riêng đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên, thì sẽ thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý có sản lượng lớn nhất. Còn các cơ sở không sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên, thì ngành công thương quản lý, trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

Đối với các cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên, thì được lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về ATTP để thực hiện các thủ tục hành chính.

Trước đó, hồi tháng 1/2018, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã khẳng định: “Sẽ không còn việc kiểm tra chồng chéo giữa các cơ quan; áp dụng tối đa việc quản lý rủi ro trên cơ sở việc tuân thủ của DN. Việc này cũng chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm và áp dụng công nhận kết quả đánh giá của các nước khác”.

Phan Chinh

Bài liên quan

Tin mới

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.

Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng
Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/4 Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD
Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.

Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh
Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay tăng 1.000 đồng/kg trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.

Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm
Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm

Ông Trần Đại Nghĩa - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) cho biết: Qua gần 62 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển, từ các thế hệ tiền nhiệm cho đến hiện tại đều nhất quán chọn yếu tố văn hóa truyền thống là Con Người cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.