Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh: Giải pháp quan trọng cho BĐS

Trước thực trạng nguồn vốn nhà nước dành cho BĐS khá eo hẹp, đồng thời NHNN đang có động thái siết tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện tại, nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh được coi như một trong những giải pháp quan trọng đối với các DN lĩnh vực này.

Những yếu tố kích cầu

Theo ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, tài chính cho nhà đất đã được đề cập khá sớm tại Quyết định số 105/2007/QĐ-TTg Phê duyệt định hướng chính sách tài chính nhà ở quốc gia đến năm 2020.

Nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh: Giải pháp quan trọng cho BĐS - Hình 1

Nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh: Giải pháp quan trọng cho BĐS

Theo đó, vốn dành cho BĐS gồm các nguồn chính đó là vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoại, vốn tín dụng - bảo lãnh, vốn tư nhân (vốn tự có, vốn góp).

Liên quan đến nguồn vốn ngân sách nhà nước, theo ông Lực, hiện nay đang có 2.000 tỷ đồng, trong đó, 800 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho người có công, 1.200 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội. Năm 2018, Chính phủ có kế hoạch giải ngân 1.000 tỷ đồng đối với chương trình cho người thu nhập thấp vay ưu đãi mua nhà ở xã hội. Trong đó, vốn nhà nước cấp là 500 tỷ đồng, NH chính sách xã hội tự huy động 500 tỷ đồng.

Theo ông Lực, nguồn vốn như vậy là khá eo hẹp. Bởi, chỉ cần một số dự án với quy mô lớn đã ngốn hết nguồn vốn này. Chính vì vậy, nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh được coi như một trong những giải pháp quan trọng.

Ngoài ra, cũng phải kể đến nguồn vốn ngoại, bao gồm cả nguồn vốn trực tiếp với khoảng 12 quỹ và gián tiếp. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2017, FDI đăng ký 3,05 tỷ USD vào lĩnh vực BĐS; hết 4 tháng đầu năm 2018, FDI đăng ký đạt 807,5 triệu USD vào lĩnh vực này, chiếm 10% tổng vốn đăng ký.

Ông Lực cho biết: “Hiện có một số chính sách tác động đến thị trường BĐS. Trong đó, phải kể đến Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Hay như Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và một cơ hội - theo ông Lực thì rất tốt đó chính là Hội nhập quốc tế sâu rộng giai đoạn 2018 - 2020, cụ thể là triển vọng FTA VN-EU, CPTPP…), đây sẽ là những nhân tố kích cầu BĐS tăng lên.

Cần thiết một quỹ nhà ở

NHNN cho biết, tính đến 31/12/2017, tổng dư nợ cho vay đầu tư và kinh doanh BĐS là 471.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 7,2% tổng dư nợ), tăng 8,3% so với đầu năm. Theo đó, dư nợ tín dụng kinh doanh BĐS và xây dựng chiếm khoảng 15,8% tổng dư nợ (theo Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia).

Ngoài ra, tín dụng tiêu dùng hết năm 2017 đạt khoảng 1,1 triệu tỷ đồng (chiếm 17% tổng dư nợ), trong đó, dư nợ cho vay sửa - mua nhà, thuê nhà chiếm khoảng 8% tổng dư nợ.

Trong khi đó, theo Hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA), sắp tới, các DN BĐS sẽ khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng NH, do NHNN đang tiếp tục thực hiện lộ trình hạn chế dần nguồn tín dụng vào thị trường BĐS. Nhiều tổ chức quốc tế đã khuyến nghị Chính phủ không nên nới lỏng thêm tiền tệ.

Lộ trình hạn chế dần nguồn tín dụng NH vào BĐS đã bắt đầu kể từ Thông tư 06/2016/TT-NHNN, ngày 27/5/2016, của NHNN. Cuối năm 2017, Thông tư 06/2016/TT-NHNN cũng được điều chỉnh bởi Thông tư 19/2017/TT-NHNN, ngày 28/12/2017, cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa theo lộ trình 45% (Từ ngày 1/1 - 31/12/2018), giảm xuống 40% (từ ngày 1/1/2019).

Tuy nhiên, mới đây, NHNN có Công văn số 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh; hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản.

Chỉ ra một trong những hạn chế, tồn tại trong tài chính BĐS, ông Lực cho rằng, Quỹ tiết kiệm nhà ở không phát triển được, chủ yếu do thiếu vốn mồi, cơ chế, cách làm… chưa phù hợp với thị trường. Hệ thống các định chế tài chính chưa đa dạng, cụ thể là chưa có hoặc chưa phát triển các định chế tài chính như quỹ tín thác đầu tư - REIT, cơ quan cho vay thế chấp nhà ở… được chỉ ra đang là những rào cả khiến thị trường tài chính nhà ở chưa thể phát triển. Vì vậy, cần thiết phải có một quỹ tiết kiệm nhà ở chung giống như các nước như Thái Lan, Singapore đã làm thành công.

Bên cạnh đó, theo ông Lực, cần phát triển - tạo nguồn vốn trung và dài hạn, cân đối cấu trúc thị trường tài chính; tạo vốn mồi tại các quỹ tiết kiệm nhà ở, chương trình nhà ở xã hội... Đặc biệt, trong đó chú trọng định hướng thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực BĐS mục tiêu như cơ sở hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông; triển khai tốt nghị định về hình thức đầu tư PPP...

Khánh Yên

Bài liên quan

Tin mới

ASEAN có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới
ASEAN có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới

Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Nhiều nước EU không dám mạo hiểm cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine
Nhiều nước EU không dám mạo hiểm cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine

Patriot là hệ thống tên lửa dẫn đường có thể đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tuy nhiên, để sản xuất một hệ thống Patriot cần nhiều thời gian, có thể lên tới 2 năm.

Đề xuất bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Đề xuất bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) vẫn giữ nguyên 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nhưng đã thu hẹp, bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Cuộc thi tài năng khởi nghiệp toàn cầu cho sinh viên L’Oréal Brandstorm lần thứ 32
Cuộc thi tài năng khởi nghiệp toàn cầu cho sinh viên L’Oréal Brandstorm lần thứ 32

Đội chiến thắng vòng loại cấp quốc gia sẽ đại diện cho Việt Nam bước vào Vòng thi chung kết quốc tế diễn ra tại Luân Đôn vào ngày 19-20/6/2024. Họ sẽ cạnh tranh với 41 đội khác từ khắp nơi trên thế giới để dành lấy cơ hội khởi nghiệp nội bộ kéo dài 3 tháng tại Trụ sở chính của L'Oréal tại Paris. 

Lần đầu tiên tổ chức Giải cờ tướng Bát Kiệt - Hương trà Thái Nguyên
Lần đầu tiên tổ chức Giải cờ tướng Bát Kiệt - Hương trà Thái Nguyên

Nhằm góp phần thúc đẩy phong trào rèn luyện thể thao trí tuệ và giới thiệu hình ảnh tươi đẹp về Thái Nguyên với bạn bè cả nước, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức Giải cờ tướng Bát Kiệt - Hương trà Thái Nguyên lần thứ 1 năm 2024.

Masan High-Tech Materials đạt doanh thu trên 14 nghìn tỷ đồng năm 2023
Masan High-Tech Materials đạt doanh thu trên 14 nghìn tỷ đồng năm 2023

Ngày 23/4, Masan High-Tech Materials (MHT) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên (AGM) năm 2023 tại Thái Nguyên với chủ đề “Fit for Future” (Thay đổi để thích ứng).