Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

NH có thể tăng phí giao dịch tiền mặt khi mua bán tài sản có giá trị lớn

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 cho các giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn (ô tô, xe máy, tàu thuyền,…) thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 cho các giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn (ô tô, xe máy, tàu thuyền,…) thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo đề án này, nhiều mục tiêu được xác định cụ thể trong phát triển các hình thức giao dịch điện tử, thanh toán thẻ ngân hàng, thanh toán hoá đơn các dịch vụ thường ngày.

Cụ thể như, đến cuối năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%; phát triển mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại các điểm bán nâng dần số lượng. Giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ.
Cũng theo đề án, mục tiêu đặt ra đến năm 2020, toàn thị trường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.

NH có thể tăng phí giao dịch tiền mặt khi mua bán tài sản có giá trị lớn - Hình 1

NH có thể tính phí cao nếu giao dịch bằng tiền mặt khi mua tài sản lớn (Ảnh minh họa)

Thực hiện mục tiêu của kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020, tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng.

Đề án cũng nêu định hướng tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện; tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 70% vào cuối năm 2020.

Một trong các giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là nghiên cứu triển khai một số biện pháp hành chính kết hợp với các biện pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế nhằm phát triển thanh toán điện tử.

Trong đó, đáng chú ý là định hướng ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; quy định mức phí thanh toán chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng tăng mức phí giao dịch tiền mặt và giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt; giảm mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng; quy định về cách thức tính phí, cơ cấu phân bổ phí của các tổ chức vận hành các hệ thống thanh toán, đảm bảo mức phí hợp lý, tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, tránh độc quyền.

Nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ định hướng xem xét bổ sung quy định các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh phải mở tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện các giao dịch thanh toán; ban hành quy định giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn (như ôtô, xe máy, tàu thuyền,…) thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngoài ra, đề án còn xác định các yêu cầu, mục tiêu khác để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực hành chính công, trợ cấp xã hội…

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai, theo dõi thực hiện các giải pháp trong đề án, hàng năm tổng hợp tình hình triển khai và đề xuất các giải pháp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 Hà Long 

Bài liên quan

Tin mới

Bắt thêm một đối tượng trong đường dây làm thuốc giả
Bắt thêm một đối tượng trong đường dây làm thuốc giả

Ngày 24/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra của đơn vị này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nông Thị Hằng (SN 1987, ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội) về hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm.

Xe điện EV3 của Kia sắp trình làng
Xe điện EV3 của Kia sắp trình làng

Thiết kế của EV3 lấy cảm hứng từ đàn anh EV9, nhưng kích cỡ nhỏ gọn hơn nhiều.

Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc
Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc

Trước đây, đường ống Power of Siberia 1 (POS1) đã được xây dựng, nhưng hiện nay, Nga cần bổ sung đường ống thứ hai, thậm chí còn lớn hơn đường ống trước, được gọi là Power of Siberia 2 (POS2). Các cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều năm nhưng giờ sẽ tăng tốc và có khả năng sớm đạt được thỏa thuận chính thức.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo khoa học “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - những giá trị bền vững và bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”.

Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số
Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số

Mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, khóa đào tạo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp" đã được Viện Khoa học Công nghệ và Phát triển Doanh nghiệp (ISTBD), Hội đồng DN Tiên Phong Việt Nam tổ chức tại Trung tâm hội nghị Kalina, thu hút đông đảo sự quan tâm của giới doanh nhân và cán bộ văn phòng khu vực phía Nam.

4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm
4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm

4 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tổ chức kiểm tra được 307 vụ và xử lý 211 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng hóa tịch thu, trị giá hàng hóa tiêu hủy hơn 2.6 tỷ đồng.