Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhà hàng Mai Lâm (Chùa Hương, Mỹ Đức): Xây dựng trái phép trên khu đất thắng cảnh?

Nhiều người dân xã Hương Sơn rất bức xúc trước việc một số cơ quan chức năng của huyện Mỹ Đức đã cho phép “ngầm” Nhà hàng Mai Lâm xây dựng cố định với quy mô lớn, trên đất đang được quy hoạch khu thắng cảnh, gây bất bình trong dư luận.

Ngang nhiên xây dựng trái phép?

Sau khi tiếp nhận thông tin, PV đã mục sở thị Nhà hàng Mai Lâm tại số 4,5 trước sân Thiên Trù (Chùa Hương), được xây dựng trên diện tích hàng ngàn m2 với tiện nghi đầy đủ, hiện đại, có sức chứa hơn 1.000 khách ăn nghỉ tại chỗ.

Nhà hàng Mai Lâm (Chùa Hương, Mỹ Đức): Xây dựng trái phép trên khu đất thắng cảnh? - Hình 1

 

Nhà hàng Mai Lâm (Chùa Hương, Mỹ Đức): Xây dựng trái phép trên khu đất thắng cảnh? - Hình 2

Nhà hàng Mai Lâm (Chùa Hương, Mỹ Đức): Xây dựng trái phép trên khu đất thắng cảnh? - Hình 3

Nhà hàng Mai Lâm (Chùa Hương, Mỹ Đức): Xây dựng trái phép trên khu đất thắng cảnh? - Hình 4

Nhà hàng Mai Lâm trong khu vực thắng cảnh

Trao đổi với chị Trần Thị Thu - Quản lý nhà hàng, chị Thu nói “câu trước đá câu sau”. Lúc đầu, chị thừa nhận nhà hàng đó là của chị, sau đó lại nói nhà hàng đó là của Công ty Du lịch Hương Sơn và có giấy tờ đầy đủ.

Nhưng khi PV đề nghị được tiếp cận với các giấy tờ có liên quan thì chị Thu lại “vòng vo”, cuối cùng cũng không đưa ra được bất kỳ giấy tờ nào chứng minh được chủ sở hữu và đơn vị nào đồng ý cho xây dựng nhà hàng cố định.

Vậy ai mới là chủ thực sự của Nhà hàng Mai Lâm?

Được biết, hàng năm chuẩn bị đến mùa lễ hội, BTC, BQL Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn phối hợp với UBND xã Hương Sơn tiến hành cho các hộ gia đình bốc thăm, gắp phiếu để lựa chọn địa điểm kinh doanh. Và hết 3 tháng lễ hội thì các gia đình lại thu dọn hàng quán, đến năm tới lại tiếp tục bốc thăm để chọn địa điểm mới, chính vì vậy các gia đình chỉ lắp dựng tạm hàng quán để phục vụ trong một mùa lễ hội.

Tuy nhiên, nhà hàng Mai Lâm lại được "ưu tiên" kinh doanh tại một vị trí cố định, xây dựng với quy mô hoành tráng, nhưng lại không có bất kỳ cơ quan chức năng nào can thiệp và xử lý?

Ai “chống lưng” cho sai phạm?

Trao đổi với ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng BQL khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, PV hỏi: Khu đất trước sân Thiên Trù là đất trong khu vực thắng cảnh, đơn vị nào đã cấp phép cho nhà hàng Mai Lâm xây dựng như vậy?

Sau một hồi giải thích “lòng vòng”, cuối cùng ông Nguyễn Chí Thanh nói: “Việc xây dựng trên đất đó, không thuộc thẩm quyền của BQL”(?!).

Theo tìm hiểu của PV, bất kỳ du khách nào, muốn vào khu vực thắng cảnh đều phải qua trạm soát vé (nhà Zíc Zắc), tại đây luôn có nhân viên bảo vệ của BQL kiểm soát rất nghiêm ngặt, du khách khó có thể đi qua mà không mua vé. Còn đối với các hộ gia đình kinh doanh hàng quán trên khu vực thắng cảnh, nếu muốn mang vật liệu lên để lắp dựng đều phải xin phép và phải được sự đồng ý của BTC và BQL. Không lẽ, toàn bộ vật liệu xây dựng của Nhà hàng Mai Lâm lại từ “trên trời rơi xuống” mà BQL không biết?

Không chỉ riêng Nhà hàng Mai Lâm, còn một số nhà hàng khác cũng được xây dựng hàng ngàn m2 cố định trên đất lấn chiếm trong khu vực thắng cảnh (PV sẽ thể hiện trong một bài viết khác). Trong vai du khách đi lễ hội, một chủ nhà hàng cho biết: “Để được xây dựng đẹp như vậy, phải có mối quan hệ với các sếp ở bên trên”.

Không biết, có một thế lực nào đã “chống lưng” cho một số nhà hàng ngang nhiên xây dựng với quy mô lớn trên đất thắng cảnh làm phá vỡ cảnh quan của khu di tích như vậy?

Căn cứ theo các thông tư, nghị định đã được ban hành, thì tổ chức, cá nhân nào cố tình xây dựng công trình trái phép trên đất đã và đang được quy hoạch khu di tích và thắng cảnh, lấn chiếm đất rừng, đất nông nghiệp... mà không được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền, đều buộc phá dỡ công trình xây dựng.

Vậy các cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội và huyện Mỹ Đức sẽ xử lý những vi phạm đó như thế nào?

TH&CL sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Thanh Bình

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.