Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhận biết đồng hồ DW thật và giả

Đồng hồ DW (Daniel Wellington) được nhiều người yêu thích. Chính vì thế, hàng giả, hàng fake lại suất hiện càng nhiều với thiết kế tinh vi khiến cho người mua khó lòng nhận biết. Nếu bạn đang muốn sở hữu cho mình một chiếc đồng hồ DW chính hãng, hãy tham khảo các cách nhận biết đồng hồ DW chính hãng dưới đây.

Nhận biết đồng hồ DW thật và giả - Hình 1

Kiểm tra giấy tờ sản phẩm

DW chính hãng cần có đủ các loại giấy tờ sau: Phiếu bảo hành chính hãng, tem nhập khẩu của Hải quan, tem kích hoạt bảo hành và nhãn giá ghi model đồng hồ cùng giá tiền tương ứng. Với các sản phẩm xách tay sẽ không có tem nhập nhập khẩu và tem kích hoạt bảo hành điện tử.

Phiếu bảo hành chính hãng: các sản phẩm Daniel Wellington chính hãng đều có phiếu bảo hành được gấp gọn và đặt trong bao đựng. Đối với bản fake thì bao đựng có màu hơi đậm và có thiên hướng ngả màu nâu đỏ, còn bao đựng của hàng chính hãng sẽ nhạt màu hơn. Logo in trên bao đựng phiếu bảo hành cũng có sự khác biệt, trên bản chính hãng thì màu logo có hướng ngả màu xanh rêu còn trên bản fake thì màu chữ trùng với màu bao đựng.

Bên cạnh đó, hãy kiểm tra tại mục “Official stamp” trên phiếu bảo hành xem đã có dấu mộc của công ty chịu trách nhiệm bảo hành chưa vì nếu không có dấu của công ty thì sẽ chẳng có ai chịu trách nhiệm bảo hành cho bạn thì khi gặp trục trặc với các lỗi về pin, về lỗi kỹ thuật hay lắp ráp. Đừng vì tiết kiệm một ít tiền mà đặt lòng tin nhầm chỗ.

Phiếu điều kiện bảo hành: Ở bản chính hãng, mực in đều, chữ in rõ nét và dưới góc phải có chữ “US only”. Còn đối với bản fake thì cũng có bản có chữ “US only” và cũng có bản không có chữ này. Tuy nhiên, cả ở 2 bản fake thì có nét chữ in mờ hoặc đậm hơn so với bản chính hãng.

Ngoài ra, một điểm rất dễ nhận biết đó là khoảng cách đến mép trên của tờ giấy đến phần kẻ ngang trên phiếu. Ở bản chính hãng, khoảng cách này sẽ dài hơn so với bản fake.

Tem nhập khẩu của Hải quan hoặc thẻ tag: trên giấy này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin số seri, mã sản phẩm, xuất xứ sản phẩm. Nếu bạn nhìn thấy trên đó có ghi xuất xứ China thì đừng vội nghĩ đó là hàng fake vì Daniel Wellington đặt nhà máy tại Trung Quốc và đó mới là hàng chính hãng. Còn nếu bạn thấy xuất xứ từ các nước khác thì chắc chắn chiếc đồng hồ là hàng giả.

Tem kích hoạt bảo hành: mỗi một phiên bản chính hãng đều có một “tem bảo hành và xác thực điện tử” và một chiếc đồng hồ chỉ có một con tem duy nhất do Nhà phân phối phát hành.

Nhãn giá: Hãy để ý giá tiền vì đại lý được Daniel Wellington uỷ quyền không được giảm giá trực tiếp quá 15% giá niêm yết chính hãng. Ngoài ra, mực in và nét chữ trên nhãn giá của sản phẩm chính hãng sẽ rõ nét.

Dựa vào những thông tin giấy tờ của sản phẩm cũng là một cách nhận biết đồng hồ DW chính hãng . Chỉ cần bạn đọc kỹ và để ý một chút thông tin kết hợp với việc tìm hiểu trước những thông tin về sản phẩm thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ mua nhầm phải hàng giả kém chất lượng.

Kiểm tra hộp đựng và các phụ kiện kèm theo

Một sản phẩm chính hãng đến từ Daniel Wellington sẽ bao gồm: Hộp da đựng đồng hồ: Hộp DW thật sẽ có hộp da màu nâu xám, đẹp và tỉ mỉ hơn so với hộp của đồng hồ giả. Logo DW và dòng chữ Daniel Wellington trên hộp chính hãng được in chìm với độ sâu vừa phải, độ sắc nét cao, các cạnh của chữ và các phần nõm nhìn nghiêng sẽ rất là bóng. Trong khi đó, bản fake sẽ được in rất nông hoặc sâu hơn so với bản chính hãng và chữ lỳ và thô, không có độ bóng khi nhìn nghiêng.

Lớp đệm lót đồng hồ: Hàng chính hãng sẽ có lớp đệm lót trắng và mịn hơn so với đồng hồ fake. Phần dây chun của bản chính hãng có bề ngang nhỏ, chiều dài ngắn còn phần dây chun của bản fake có bề ngang to hơn và dài hơn so với bản chính hãng.

Thẻ tag, tem bảo hành và kích hoạt điện tử: Mỗi chiếc đồng hồ xuất xưởng đều có thẻ tag thể hiện số seri, mã sản phẩm, xuất xứ cùng với team bảo hành.

Dụng cụ thay dây: đồng hồ chính hãng sẽ có tool thay dây màu đen và được in chữ DW tinh xảo. Trong khi đó, hàng fake bạn sẽ được nhận một dụng cụ thay dây hoàn toàn khác, có thể là một dụng cụ có màu sắc tương tự nhưng không được in chữ DW hoặc là một dụng cụ thay dây nhỏ hơn hay to hơn so với bản chính hãng.
Nếu dùng cách này, bạn phải là người tinh mắt mới có thể nhận ra những điểm khác biệt.

Kiểm tra mặt đồng hồ:

Mặt đồng hồ chính là bộ phận làm nhái tinh vi nhất, bạn cần tỉnh táo phân biệt những dấu hiệu dưới đây để tránh mua phải hàng giả.

Mặt nền của đồng hồ: Ở đồng hồ chính hãng, logo DW và dòng chữ Daniel Wellington trên mặt nền được in rõ nét và nét chữ mảnh hơn. Đặc biệt, dòng chữ Daniel Wellington ở bản chính hãng sẽ có màu mực nhạt hơn so với logo. Ngược lại, ở bản fake, nét chữ sẽ đậm hơn, thiếu sự sắc nét và dòng chữ Daniel Wellington thì có màu mực đậm giống như màu mực của logo.

Kim phút và giây: Kim của DW chính hãng sẽ dài, mảnh và mỏng hơn so với kim của hàng fake.

Mặt sau của đồng hồ: Với đồng hồ chính hãng, mặt sau sẽ được khắc chìm tinh xảo, sắc nét logo DW, số seri và 4 thông tin trên một vòng tròn, bao gồm: “Water resistant 3ATM” – Khả năng chống nước; “Japan Movement …” – Loại máy; “All stainless steel” – Chất liệu khung đồng hồ; “Timepice by DW” – Dòng sản phẩm; “Classic …” – Mã sản phẩm.

Điều đáng lưu ý để phân biệt Daniel Wellington là tại mặt sau của đồng hồ sẽ không khắc dòng chữ thể hiện xuất xứ của sản phẩm. Bất kỳ sản phẩm nào có khắc chữ “Made in China” hay “Made in Sweden” … thì đều là hàng giả. Ngoài ra, ở đồng hồ thật, bố cục và chiều của logo, dải seri luôn thẳng và xuôi chiều với dây. Còn thông tin seri và cả logo ở mặt sau được khắc lệch thì chiếc đồng hồ bạn đang cầm trên tay là hàng giả. Và nếu bạn thấy thông tin được in trên mặt sau của đồng hồ thì chẳng còn gì bàn cãi, đó là một chiếc đồng hồ giả.

Niêm phong màn hình và mặt lưng của đồng hồ: Seal niêm phong ở mặt trước và mặt sau đồng hồ là một mảnh nhựa tròn và trong suốt. Vạch seal màu đỏ ở hàng chính hãng sẽ có nét thanh, màu hơi đỏ tươi và đều màu. Còn ở bản fake thì nét to, thô, màu mực không đều.

Trong trường hợp đồng hồ không có seal niêm phong thì có thể chiếc đồng hồ đã qua sử dụng hoặc có thể là hàng fake.

Núm chỉnh giờ: Daniel Wellington chính hãng sẽ có núm chỉn rất nhỏ, đầu tròn, và nằm nép ở nửa dưới mặt đồng hồ. Trong khi đó, núm chỉnh giờ của đồng hồ fake thường lớn, đầu dẹp và nằm rất thô.

Tai và chốt gắn dây đồng hồ: Tai của một chiếc đồng hồ thật sẽ được vát lõm vào 1 góc so với phần tai được nối thẳng 1 đường trên đồng hồ giả. Với cấu tạo đặc biệt, đồng hồ chính hãng có chốt gắn dây đồng hồ giúp bạn tháo và thay dây đồng hồ một cách nhanh chóng. Điều này thường không thể tìm thấy trên đồng hồ DW fake.

Kiểm tra dây đồng hồ

Dây đeo cũng chính là 1 trong những bộ phận quan trọng giúp bạn phân biệt DW thật giả chỉ bằng mắt thường

Chất liệu da: Trên đồng hồ thật cho ta cảm giác dày và cứng, phải đeo một thời gian mới mềm dần ra vì đây là da thật và hơi bóng do được bôi lớp bảo vệ. Còn những đồng hồ giả sẽ có dây rất mềm dù chưa được sử dụng bao giờ và bề mặt da sẽ nhám hơn hoặc rất bóng so với hàng thật.

Tuy nhiên, với phiên bản dây Reading và York chính hãng thì không thể áp dụng cách phên biệt trên bởi vì dây này được làm mỏng và mềm. Nhưng điều dễ nhận thấy ở dây Reading và York giả đó là dây cứng, bề mặt vân rất thô và không có độ bóng.

Các lỗ bấm trên dây: Nếu bạn đã tham khảo trên các trang mạng cách nhận biết đồng hồ daniel wellington thì hầu hết sẽ nhận được chỉ dẫn chung chung như “Các lỗ bấm trên đồ thật sẽ là hình chữ nhật (có thể hơi bo tròn một tí) còn trên đồ giả lỗ bấm sẽ tròn”. Thế nhưng cách nhận biết này đã lỗi thời và hoàn toàn không chính xác. Hiện nay tất cả mẫu dây da chính hãng của DW đều là hình vuông, trừ các loại dây da của mẫu đồng hồ DW Classi 26mm và dây da vân cá sấu đen và nâu của phiên bản York và Reading.

Mặt sau dây da: Logo của đồng hồ chính hãng luôn được khắc bằng lazer rất tinh xảo và sậm màu hơn màu da xung quang. Vị trí của logo luôn được đặt ở chính giữa, khoảng cách từ lề phải logo đến lỗ bấm trong cùng trên dây và khoảng cách từ lề trái logo đến phần sậm màu trên dây luôn đều nhau.

Logo khắc trên khoá dây: Logo DW trên khóa dây chính hãng được khắc chìm, sắc nét và có độ sâu vừa phải. Trong khi đó dòng chữ DW trên dây giả chỉ được in hoặc khắc qua loa, sâu hoặc nông hơn so với bản gốc và các góc cạnh thường nham nhở.

Để mua được chiếc ồng hò DW chính hãng, người tiêu dùng nên tìm hiểu kĩ thông tin về sản phẩm và mua hàng tại các địa chỉ uy tín.

Nếu có bất cứ thông tin về hàng thật - hàng giả, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ: Ban 389 - Báo Thương hiệu & Công luận.

Tòa Soạn: số 12TT Bộ Tư Pháp, P.Quan Hoa - Q.Cầu Giấy - Hà Nội.

Hotline: 0973.269.389

Email: chuyendong389.thcl@gmail.com

Hà Trần

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.