Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiệm vụ, giải pháp trong thực hiện nông thôn mới ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

Phù Cừ là một huyện nông nghiệp nằm ở trung tâm đồng bằng Sông Hồng, phía Đông nam của tỉnh Hưng Yên. Diện tích tự nhiên 9.382,33 ha, trong đó, 6.515,94 ha đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp là 2.940,19 ha, đất chưa sử dụng 7,75 ha (1). Thổ nhưỡng các loại đất của huyện cho phép phát triển nông nghiệp toàn diện, có khả năng xoay vòng cao với nhiều loại cây trồng phong phú, đa dạng, đặc biệt là cây có giá trị kinh tế cao.

Dân số gần 80.000 người, được phân giới thành 14 xã, thị trấn, 54 thôn. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi, gần những thành phố lớn năng động về phát triển kinh tế. Đặc biệt quốc lộ 38B được cải tạo, mở rộng tạo điều kiện cho huyện giao lưu, phát triển kinh tế xã hội với các đơn vị trong và ngoài tỉnh.

Nhiệm vụ, giải pháp trong thực hiện nông thôn mới ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên - Hình 1

Chương trình NTM là chủ chương đúng đắn mà ý Đảng hòa vào lòng dân

Chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình trọng tâm của Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa X, là chủ chương đúng đắn mà ý Đảng hòa vào lòng dân. Qua 6 năm thực hiện (2010-2016), diện mạo nhiều xã của huyện Phù Cừ được đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông dân được cải thiện, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa xóm ngày càng được gắn kết... Năm 2016 tổng sản phẩm trên địa bàn huyện (GRDP) tăng 10,8%; giá trị thu trên 1ha đất canh tác đạt 100 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 39 triệu đồng; thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 104,78 tỷ đồng, đạt 124% dự toán; có thêm 2 xã là Đoàn Đào và Minh Tân được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; các xã Tống Trân và Phan Sào Nam cơ bản hoàn thiện 19 tiêu chí, đang đề nghị tỉnh thẩm định công nhận; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,77%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,67%; tạo việc làm mới cho trên 1.500 lao động.

Hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ, 54 làng được công nhận là Làng văn hóa. Bên cạnh đó, huyện triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến khích thu hút đầu tư góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện tích cực tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội luôn được quan tâm và đạt nhiều kết quả. Công tác quốc phòng, tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. (2)

Tuy vậy, cho đến nay việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng của địa phương thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế  - xã hội còn kém, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn ở mức cao nhất là các xã như Minh Tiến, Tiên Tiến...

Nhiều xã trong huyện cơ bản đã hoàn thành tiêu chí quy hoạch nông thôn mới song chưa thực sự gắn kết với quy hoạch của ngành, lĩnh vực, quy hoạch vùng. Quy hoạch phát triển sản xuất chỉ mới giới hạn trong phạm vi mỗi xã chưa liên kết được giữa các xã, các vùng để sản xuất hàng hóa có quy mô lớn gắn với đầu ra của sản phẩm nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng, tính liên kết đấu nối quy hoạch giao thông, quy hoạch thủy lợi chưa cao, phương án huy động các nguồn vốn đầu tư chưa thực sự hiệu quả...

Nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nông thôn mới năm 2017 và các năm tiếp theo của huyện được xác định rõ:

Thứ nhất, tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, Văn phòng điều phối cấp huyện, nêu tinh thần trách nhiệm trong hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các xã trong việc tổ chức thực hiện các dự án thuộc đề án xây dựng NTM đã được phê duyệt.

Thứ hai, Ban chỉ đạo và Ban quản lý xây dựng NTM các xã Tống Trân, Pham Sào Nam, Minh Hoàng, Tống Phan, Nhật Quang tập trung chỉ đạo, khẩn trương tổ chức thực hiện xong các tiêu chí NTM còn lại, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình đảm bảo theo đúng tiến độ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị Ban chỉ đạo tỉnh, huyện thẩm định để đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên xét công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2017.

Đồng thời các xã còn lại trong huyện tập trung rà soát, điều chỉnh bổ sung đề án xây dựng NTM, quy hoạch xây dựng NTM của xã phù hợp với điều kiện thưc tế của địa phương trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện giao cho các xã tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng NTM theo đúng quy định hiện hành; kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM các xã, Ban phát triển và Ban giám sát xây dựng NTM ở các thôn.

Thứ ba, tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, vận động toàn dân thi đua "Chung sức xây dựng NTM"; phát triển và giữ vững các tiêu chí đã đạt, chú trọng ưu tiên hoàn thành các tiêu chí đã đạt tỷ lệ cao từ 70-80% trở lên, những tiêu chí không cần nhiều đến nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các tiêu chí dân tự làm, các đoàn thể đảm nhiệm trong thôn, xóm như: xây mới, cải tạo nhà ở, công trình phụ hợp vệ sinh môi trường.

Mục tiêu năm 2017 phấn đấu 05 xã (Tống Trân, Pham Sào Nam, Minh Hoàng, Tống Phan, Nhật Quang) đăng ký đều đạt chuẩn nông thôn mới, 04 xã (Tam Đa, Nguyên Hòa, Tiên Tiến, Minh Tiến), mỗi xã đạt từ 2-3 tiêu chí NTM theo Bộ chỉ tiêu quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020. Năm 2019, 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới. Với những chỉ tiêu mới được đặt ra cao hơn so với bộ chỉ tiêu cũ cũng như so với mục tiêu phát triển "xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên"(4) thì xây dựng nông thôn mới ở huyện Phù Cừ còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiệu nay.

Một số giải pháp trọng tâm:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, phát huy vai trò chủ thể của người dân thi đua xây dựng NTM

Các cấp ủy Đảng, chính quyền phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp tăng cường công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, cách làm trong xây dựng NTM góp phần nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thi đua xây dựng NTM. Đa dạng hóa về hình thức, nội dung tuyên truyền; nội dung tuyên truyền phải gắn với hình ảnh, kết quả đạt được, những bài học, kinh nghiệm tốt, cách làm hay, các mô hình phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao, các tấm gương điển hình trong phong trào "Chung sức xây dựng NTM" ở các địa phương, đơn vị khác để nhân rộng. Coi công tác vận động, tuyên truyền xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, Mặt trận và các hội, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong phong trào thi đua "Chung sức xây dựng NTM".

Nâng cao vai trò, chất lượng của đài truyền thanh huyện, xã, đổi mới nội dung, chương trình tuyên truyền, vận động phong trào thi đua "Chung sức xây dựng NTM" trên cổng thông tin điện tử của Huyện ủy nhằm truyền tải kịp thời chủ trương, chính sách đến người dân nhanh chóng và hiệu quả.

 Tạo điều kiện thuận lợi để toàn thể nhân dân tích cực  thực hiện tốt công tác thanh tra nhân dân, giám sát cộng đồng và cùng bàn luận, tham gia thực hiện phương án huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM, đảm bảo dân chủ công khai.         

Hai là, điều chỉnh bổ sung đề án quy hoạch, đề án xây dựng NTM

Các xã trong huyện tiếp tục tập trung rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch NTM trong đó tập trung vào quy hoạch, hế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết ngành nông nghiệp làm tiền đề đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi và xử lý chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp.

Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh bổ sung đề án xây dựng NTM cấp xã, xây dựng kế hoạch thực hiện đề án hàng năm phù hợp với địa phương và theo lộ trình của huyện, tỉnh.

Ba là, tiếp tục tập trung huy động và bố trí sử dụng hiệu quả nguồn lực xây dựng NTM

Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn phân bổ kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh và huyện xác xã chủ động xây dựng kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, vốn từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hóa. Trong đó, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, công trình trực tiếp phục vụ sản xuất, có tính bức thiết trên địa bàn, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân (trường học, trạm y tế, giao thông thôn xóm). Đồng thời tranh thủ nguồn vốn từ các doanh nghiệp trên địa bàn thông qua liên kết trong sản xuất, vốn tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác trong triển khai thực hiện.

Ngoài ra, mỗi xã cần xây dựng kế hoạch cụ thể hằng năm để phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ của địa phương từ đấu giá quyền sử dụng đất ở, xử lý đất dôi dư, xen kẹp cũng như huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư từ các phong trào:  xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế, đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất... để thực hiện. Đặc biệt ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện, xã nên có sự kết nối kêu gọi lòng hảo tâm của con em xa quê hương thành đạt, hỗ trợ thêm nguồn kinh phí cho xã nhà, đóng góp sức mình vào việc thay đổi bộ mặt của quê hương.

Bốn là, đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thực hiện tốt chủ trương tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Trước mắt, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp và triển khai sản xuất theo quy hoạch; rà soát những vùng không chủ động nước chuyển sang trồng các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao. Mở rộng diện tích lúa giống hàng hóa, lúa lai, lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả cao; quy hoạch một số vùng chuyên sản xuất rau sạch, hoa, cây cảnh.

Triển khai quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung; phát triển các gia trại, trang trại; giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư. Ưu tiên phát triển chăn nuôi khép kín, ứng dụng công nghệ cao. Triển khai phương án sắp xếp các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các khu giết mổ tập trung; kiện toàn mạng lưới thú y cơ sở.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; duy trì và nhân rộng các vườn có hiệu quả kinh tế cao; gắn phát triển kinh tế vườn với chỉnh trang nhà vườn theo tiêu chí nông thôn mới. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với trồng các loại cây cho hiệu quả kinh tế; nghiên cứu đưa vào trồng một số loại cây phù hợp dưới tán lá rừng.

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; mở rộng việc liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp để nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, nhất là đưa vào sản xuất các giống mới cho hiệu quả kinh tế cao, chú trọng công tác khuyến nông, thú y..., nâng cao năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của người nông dân. Rà soát, đánh giá hoạt động của các HTX, tổ hợp tác để sắp xếp, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động. Giải thể 02 hợp tác xã hoạt động không hiệu quả ở Tam Dân, Tam Đàn. Có giải pháp thu hút doanh nghiệp về nông thôn, gắn hoạt động của hợp tác xã, doanh nghiệp với khuyến khích mở rộng liên doanh, liên kết tiêu thụ nông sản, phục vụ sản xuất.

Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất. Trong đó quân tâm tạo điều kiện cho việc hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững.

Năm là, tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, môi trường.

Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn chất lượng mũi nhọn, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc của quê hương trong trường học. Làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn và sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp dạy nghề huyện, Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn.

Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế ở cơ sở gắn với nâng cao hiệu quả công tác y tế dự phòng và các chỉ tiêu, nhiệm vụ về dân số, gia đình và trẻ em. Nâng cao kiến thức của người dân về bảo vệ sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các công trình hợp vệ sinh. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ huyện, xã; nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh cho nhân dân; đẩy mạnh khám chữa bệnh bằng y học hiện đại và kết hợp y học cổ truyền. Vận động người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế, tranh thủ nguồn vốn đầu tư trang thiết bị y tế cấp huyện, xã.

Tổ chức tốt phong trào văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao trên địa bàn. Có giải pháp phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến thôn, khối phố. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình, tộc họ, thôn, khối phố, cơ quan, đơn vị văn hóa; hình thành và phát triển các câu lạc bộ, mô hình VHVN, TDTT. Bổ sung các quy ước về xây dựng thôn, tộc họ văn hóa gắn với NTM, nhất là thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội...

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, các ngành từ huyện đến xã, thị trấn và toàn xã hội về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Có giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế đối với hộ cận nghèo, không để tái nghèo.

Tập trung công tác truyền thông, tuyên tuyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn; phát động phong trào xây dựng tuyến đường, cơ quan, công sở, trường học xanh-sạch-đẹp. Vận động nhân dân đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình hợp vệ sinh, chỉnh trang nhà vườn, bố trí chuồng trại chăn nuôi hợp lý và thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh. Ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm về môi trường. Nâng cao công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện.

Sáu là, phát huy vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành tổ chức triển khai thực hiện của chính quyền và sự phối hợp đồng bộ của các phòng ban, mặt trận, đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong tham gia xây dựng NTM. Xây dựng từng tổ chức trong hệ thống chính trị từ huyện đến xã ngang tầm với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục triển khai thực hiện đạt kết quả Kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong xây dựng NTM.

Xác định, phân công rõ trách nhiệm cụ thể của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận-đoàn thể, các cơ quan, đơn vị từ huyện đến xã, thôn trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện từng nội dung công việc trong xây dựng NTM; thực hiện chế độ trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, của người đứng điểm và người được phân công phụ trách với kết quả thực hiện ở từng địa phương, từng lĩnh vực.

Như vậy, để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu năm 2017 và những năm tiếp theo trong xây dựng NTM, đối với huyện Phù Cừ cần có sự chung tay, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, quyết tâm của chính quyền cấp cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn; xã hội hóa sâu rộng các nguồn đầu tư cho huyện phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí NTM đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Th.s MAI THỊ THANH LAN

Trường chính trị tỉnh Hưng Yên

(1)Thông báo số 02/TB - UBND ngày 04/01/2017 của UBND huyện Phù Cừ về việc công khai kế hoạch sử dụng đất năm 2017.

(2) Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2017 của huyện Phù Cừ.

(3) Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

(4) Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Hưng Yên.

Bài liên quan

Tin mới

Tứ kết U23 Châu Á 2024, U23 Việt Nam gặp U23 Iraq
Tứ kết U23 Châu Á 2024, U23 Việt Nam gặp U23 Iraq

Sau trận cuối tại vòng bảng tối qua, U23 Việt Nam xác định được đối thủ tại tứ kết U23 Châu Á 2024 là U23 Iraq.

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.

VN-Index hôm nay: Rủi ro ngắn hạn cao, nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi cổ phiếu
VN-Index hôm nay: Rủi ro ngắn hạn cao, nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân một phần theo chiến lược giao dịch T+ trong phiên giao dịch hôm nay 24/4 và hạn chế mua đuổi cổ phiếu.

Ông Trần Nam Hưng giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Ông Trần Nam Hưng giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Trước khi được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trần Nam Hưng từng giữ các chức vụ như Chánh Văn phòng HĐND - UBND thị xã Tam Kỳ; Phó chủ tịch UBND TP. Tam Kỳ; Phó Bí thư Thành ủy Tam Kỳ; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Tam Kỳ.

Giá tiêu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông
Giá tiêu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông

Giá tiêu hôm nay 24/4, gái tiêu tăng nhẹ 500 đồng/kg tại hai tỉnh Gia Lai và Đăk Nông. Hiện giá tiêu ổn định trong ngưỡng cao nhất là 98.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1.000 tại khu vực miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1.000 tại khu vực miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 24/4, giá heo hơi tăng 1.000 đồng/kg tại các tỉnh khu vực miền Bắc. Hiện giá heo dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.