Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc đánh thuế nước ngọt

Thông qua báo cáo mới nhất về các bệnh không lây nhiễm năm 2018 được công bố. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không khuyến nghị các quốc gia đánh thuế lên thực phẩm và đồ uống có đường.

Theo báo cáo việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt không có được sự đồng thuận từ các thành viên WTO vì nó chưa chỉ ra được tính hiệu quả của chính sách thuế này trong việc định hướng tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe của người dân. Có rất nhiều ý kiến cho rằng nước ngọt không phải là nguyên nhân duy nhất đối với một số bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, béo phì hay là ung thư.

Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc đánh thuế nước ngọt - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Trong báo cáo của WTO có 4 nguyên nhân gây ra các loại bệnh này: Đó là thuốc lá, lạm dụng đồ uống có cồn, chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động. Báo cáo này cũng chỉ ra ô nhiễm không khí cũng được xem là một tác nhân gây ra sự gia tăng của các căn bệnh này. Bên cạnh đó còn việc thường xuyên sử dụng điện thoại, ngủ muộn…

Trên thế giới hiện nay có 40 quốc gia áp thuế đặc biệt đối với nước ngọt nhưng hiệu quả không mấy khả quan. Tình trạng béo phì, tiểu đường ở các quốc gia này vẫn tăng đều qua từng năm.

Ví dụ, tại khu vực châu Á chỉ có 4 quốc gia áp thuế đối với nước ngọt là Brunei, Campuchia, Lào và Thái Lan. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ béo phì ở độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi và độ tuổi từ 18 tuổi trở lên ở các nước này vẫn tăng liên tục trong 16 năm qua. 

Chính vì vậy, một số quốc gia đã từng áp thuế đặc biệt đối với nước ngọt đã phải bải bỏ vì nó không mang lại hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển cho từng quốc gia.

Ví dụ, năm 2004, Chính phủ Indonesia đã quyến định bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt hay thậm chí là Đan Mạch một quốc gia đã phải từ bỏ áp thuế đặc biệt sau 83 thực hiện mà không mang lại hiệu quả.

Thay vì khuyến nghị áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, báo cáo của WHO đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Cụ thể là, chính phủ và các tổ chức, doanh nghiệp cùng phối hợp tạo ra một môi trường thuận lợi, thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể chất.

Các quốc gia có tỷ lệ người béo phì và tiểu đường tăng cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore hay Úc, cũng đều không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường mà tập trung vào các chính sách và chương trình giáo dục về dinh dưỡng, rèn luyện thể lực và tăng cường vận động.

Để có một cơ thể khẻo mạnh theo các chuyên gia dĩnh dưỡng: Một trong những biện pháp tốt nhất để kiểm soát cân nặng là thay đổi lối sống, hành vi, tăng hoạt động thể lực (thời gian hoạt động ở mức trung bình ít nhất 60 phút/ngày), giảm thời gian tĩnh tại. Trẻ dưới 2 tuổi không nên xem ti vi, trẻ lớn hơn thì chỉ được xem tivi dưới 2giờ/ngày hoặc dưới 14 giờ/tuần. Có chế độ ăn lành mạnh, cùng với đó tăng cường hoạt động thể lực trong trường học, điều chỉnh cấu trúc bữa ăn…

 Ngoài các biện pháp kể trên, WHO khuyến nghị các chính phủ nên tăng tỷ lệ phân bổ ngân sách quốc gia cho hoạt động y tế, nâng cao sức khỏe, các chức năng y tế cộng đồng… đồng thời, thực hiện các biện pháp tài khóa với các cân nhắc dựa trên các bằng chứng đã được chứng minh đối với những sản phẩm không tốt cho sức khỏe.

Hằng Vương T/h

Bài liên quan

Tin mới

Học giả Argentina ca ngợi ngày thống nhất đất nước 30/4 của Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi ngày thống nhất đất nước 30/4 của Việt Nam

Học giả Argentina cho rằng, trên nền tảng chiến thắng năm 1975, nhân dân Việt Nam đã xây dựng đất nước ngày một phát triển, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Giá lúa gạo Việt Nam "hạ nhiệt" trong giai đoạn vừa qua là hợp lý
Giá lúa gạo Việt Nam "hạ nhiệt" trong giai đoạn vừa qua là hợp lý

Ngày 26/4, tại Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Vấn đề giá lúa gạo giảm thời gian qua cũng được đưa ra thảo luận.

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) và phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Không tùy tiện tăng giá, ép khách, gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá, ép khách, gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có đề nghị các sở du lịch, sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Tàu kéo sà lan chìm trên biển Lý Sơn, 3 người tử vong
Tàu kéo sà lan chìm trên biển Lý Sơn, 3 người tử vong

Thông tin từ Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ngãi, trên vùng biển gần đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi xảy ra vụ chìm tàu khiến 5 người rơi xuống biển. Hiện đã tìm được 3 thi thể.

Dự báo thời tiết 25/4: Miền Bắc bắt đầu tăng nhiệt mạnh
Dự báo thời tiết 25/4: Miền Bắc bắt đầu tăng nhiệt mạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 2 ngày tới (25-26/4), khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 39 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất từ 40-45%.