Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhức nhối quan chức chia tiền thưởng của VĐV

Câu chuyện ông Phan Anh Tú - Trưởng đoàn Đội tuyển bóng đá

Câu chuyện ông Phan Anh Tú - Trưởng đoàn Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam ở SEA Games 27 tại Myanmar được chia số tiền thưởng gần 100 triệu đồng một lần nữ làm bùng lên sự bức xúc của dư luận về vấn nạn quan chức ăn theo, chia chác tiền thưởng của VĐV vốn tồn tại như một căn bệnh trầm kha của thể thao Việt Nam.

Tiết lộ chấn động của HLV Giả Quảng Thác

Một ngày đầu mùa đông 2007. Trong lần ra Bắc công tác, người viết đã xuống Hà Đông để đến thăm đội tuyển bóng đá nữ Hà Tây. Do đã quen nhau khi tác nghiệp ở giải VĐQG nữ 2006 ở sân Thành Long (Bình Chánh, TP,HCM), người viết đã rủ HLV Giả Quảng Thác vốn đang làm HLV trưởng đội nữ Hà Tây cùng đi ăn tối ở quán bình dân bên bờ sông Nhuệ, bên hông của SVĐ Hà Đông.

HLV Giả Quảng Thác (người Trung Quốc)

Cũng nói thêm, HLV Giả Quảng Thác (Trung Quốc) là người có công lớn với bóng đá nữ Việt Nam khi huấn luyện đội nữ Hà Nội từ những ngày đầu sơ khai rồi kiêm luôn HLV trưởng ĐTQG nữ Việt Nam (giai đoạn 1999-2002) trước khi sang làm HLV trưởng cho Hà Tây. HLV Giả Quảng Thác hiện giữ kỷ lục với bảng thành tích đồ sộ là 7 lần VĐQG trong suốt 13 năm gắn bó với Bóng đá Việt Nam. Ngoài tài năng huấn luyện, HLV Giả Quảng Thác còn được giới cầu thủ nữ Việt Nam kính trọng bởi tính tình cương trực, bênh vực học trò đến cùng nên họ thường gọi ông với tên thân mật là “Giả sư” (ông thầy họ Giả).

Buổi cơm đó, chúng tôi trò chuyện rất vui vẻ. “Giả sư” nói tiếng Việt bằng giọng khá khó nghe nên hai cầu thủ nữ phải “dịch” lại. Gần tàn cuộc, tôi mới hỏi ông Giả: “Nhiều năm huấn luyện bóng đá nữ Việt Nam, điều gì khiến ông căm ghét nhất?”.

Chọc đúng nỗi niềm, ông Giả nói luôn: “Điều tôi căm ghét nhất khi huấn luyện cả CLB lẫn ĐTQG là khi đi thi đấu đội có thành tích thì lúc về những quan chức, lãnh đội đi theo đòi chia tiền thưởng và phải luôn là loại A. Tôi không bao giờ để điều đó xảy ra, thậm chí loại B, tôi cũng không đồng ý. Tiền thưởng phải thuộc về VĐV, những người đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu trên sân cỏ”.

“Giả sư” nói bằng giọng rất đanh khiến hai cầu thủ nữ xúc động. Lúc ra về, tôi xin phép ông Giả sẽ dùng một số câu hỏi-đáp để viết báo. Sau đó hai ngày, bài viết đăng trên báo TT&CS có dẫn nguyên văn câu hỏi cuối về nỗi niềm yêu-ghét của “Giả sư”. Không ngờ, câu nói đó của ông Giả khiến bóng đá Việt Nam chấn động. Lãnh đạo VFF tức tốc gọi điện xuống cho lãnh đạo Sở TDTT Hà Tây để đòi ông Giả phải giải trình, nếu cần ép HLV người Trung Quốc phủ nhận những gì đã nói.

Được tin báo lại, tôi hơi run vì cuộc trò chuyện đó không ghi âm, chỉ có hai cầu thủ nữ chứng kiến và không thể đẩy họ ra làm nhân chứng vì họ sẽ bị lãnh đạo “đì tới bến”. Song HLV Giả Quảng Thác rất dũng cảm, cương trực.

Trong cuộc họp với lãnh đạo Sở TDTT, trước những người trả lương cho mình, ông Giả chẳng những không phủ nhận mà cương quyết khẳng định những gì đã nói. Thậm chí “Giả sư” còn thủng thẳng trả lời “sếp”: “Tôi nói vậy là bình thường”.

Tiết lộ của HLV Giả Quảng Thác đã gây tiếng vang lớn bởi lâu nay vấn nạn “điếu đóm”, chia chác tiền thưởng tồn tại rất nặng trong ngành thể thao nhưng chưa có ai đủ tê tuổi, uy tín đứng ra vạch trần. Báo chí, dư luận bàn tán khá sôi nổi về chuyện này.

Không lâu sau đó, ông Cấn Văn Nghĩa –GĐ Sở TDTT Hà Tây được phân công làm Trưởng đoàn ĐT nữ Việt Nam thi đấu ở SEA Games 24 tại Korat (Thái Lan). Để thuận lòng dư luận, ông Nghĩa tuyên bố không nhận tiền thưởng. Kế tiếp, ở kỳ SEA Games 25 (Vientiane 2009), Trưởng đoàn ĐT nữ Việt Nam là ông Trương Hải Tùng cũng tuyên bố không nhận tiền chia thưởng.

Năm 2011, bóng đá nữ không được tổ chức ở SEA Game 26 (Indonesia). Năm 2013, SEA Games 27, ĐT nữ Việt Nam được VFF thưởng 3 tỷ đồng cho tấm HCB và ngay lập tức đã lùm xùm với chuyện chia thưởng.

Cho đến sự “dũng cảm” của ông Phan Anh Tú

Ông Phan Anh Tú được chia thưởng đến 98 triệu đồng (loại B), cao gấp đôi các cầu thủ xếp loại C (48 triệu đồng) của ĐT nữ Việt Nam vỡ ra, gây sự bức xúc trong nội bộ đội tuyển. Lẽ ra trong hoàn cảnh nhạy cảm, tế nhị như vậy, ông Tú sẽ có cách hành động phù hợp giống như hai vị trưởng đoàn tuyển nữ Việt Nam trước đó. Đằng này ông Tú lại rất “dũng cảm” khi phát biểu: “Tôi không áy náy về chuyện được chia thưởng. Thành tích của bóng đá nữ gắn liền với tên tuổi của tôi”.

Phát biểu của ông Phan Anh Tú thực sự gây sốc.

Bóng đá nữ Việt Nam từ xưa đến nay, từ những nhân vật đặt nền móng, xây dựng bộ môn như các nhà quản lý Hoàng Vĩnh Giang, Hà Khả Luân (nguyên Giám đốc và Phó GĐ Sở TDTT Hà Nội), ông Tư Ngữ (nguyên Giám đốc Trung tâm TDTT Q.1), Mai Bá Hùng (Phó GĐ Sở VH-TT&DL), Cấn Văn Nghĩa (nguyên GĐ Sở  TDTT Hà Tây) cho đến nhiều HLV từng lăn lộn, cống hiến nhiều như Lâm Ngọc Lập (Hà Tây), Nguyễn Hải Anh (Hà Nam), Nguyễn Tấn Lợi (TPHCM), Trần Ngọc Thái Tuấn (An Giang)… chưa ai dám vỗ ngực kể công lao.

Trong khi đó, chỉ với vai trò là Tổng thư ký LĐBĐ Hà Nội, chưa từng huấn luyện, dẫn dắt CLB nào nhưng ông Phan Anh Tú lại có thừa sự tự tin về “dấu ấn” của mình.

VFF sau khi chuyện không hay ho về chia thưởng nổ ra thì họ cho rằng đó là việc nội bộ của tuyển nữ VN nên không can thiệp. Riêng Phan Anh Tú sau khi khẳng định sự “không áy náy” và “công lao” với tuyển nữ Việt Nam không phát biểu thêm, dư luận nói sao mặc kệ.

Câu chuyện gần 7 năm trước khi HLV Giả Quảng Thác đã nói bên bờ sông Nhuệ giờ đây đã được tái hiện lại. Đã làm quan chức đương nhiên phải được chia thưởng dù phần tiền thưởng đó, nói như “Giả sư” là: “Thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và có cả máu của các VĐV”.

Theo MTG

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.