Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những chính sách đầu tư, ngân hàng - sẽ có hiệu lực từ tháng 5/2018

Một số chính sách đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng như Điều kiện cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội, Dự án phục vụ nhân dân được xem xét cấp tín dụng vượt giới hạn hay Quy định mới về lãi vay huy động vốn đầu tư PPP... sẽ chính thức có hiệu lực trong tháng 5/2018.

 

Điều kiện cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Quyết định 18/2018/QĐ-TTg hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất thực hiện chính sách cho vay mua nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/5/2018.

Những chính sách đầu tư, ngân hàng - sẽ có hiệu lực từ tháng 5/2018 - Hình 1

Ảnh minh họa

Theo đó, các khoản cho vay được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đã ký hợp đồng tín dụng và đã được giải ngân vốn vay tại các tổ chức tín dụng; Đúng đối tượng và khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật; Là khoản cho vay trong hạn tại thời điểm cấp bù chênh lệch lãi suất. 

Mức chênh lệch lãi suất được ngân sách Nhà nước cấp bù cho các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo chương trình nhà ở là 3%, áp dụng giai đoạn 2016 - 2020. 

Thời gian được cấp bù chênh lệch lãi suất bằng thời gian các khoản cho vay đối với khách hàng vay vốn được quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định 100. 

Quyết định này sẽ áp dụng đối với khoản giải ngân vốn vay từ ngày 10/12/2015. 

Dự án phục vụ nhân dân được xem xét cấp tín dụng vượt giới hạn 

Từ ngày 01/5/2018, Quyết định 13/2018/QĐ-TTg quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt đầu có hiệu lực thi hành. 

Những chính sách đầu tư, ngân hàng - sẽ có hiệu lực từ tháng 5/2018 - Hình 2

Dự án phục vụ nhân dân được xem xét cấp tín dụng vượt giới hạn 

Theo đó, điều kiện xem xét khoản cấp tín dụng vượt giới hạn là khách hàng có nhu cầu vốn để thực hiện các dự án, như: Triển khai các dự án, phương án phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân thuộc các ngành, lĩnh vực: điện, than, dầu khí, xăng dầu, giao thông, vận tải công cộng,…; Triển khai các chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; Đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. 

Và mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan được xác định theo công thức:  MCTCTĐ = DN + CC + ĐN

Trong đó: MCTCTĐ là mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn; DN là tổng mức dư nợ cấp tín dụng tại thời điểm báo cáo; CC là tổng số tiền còn được cấp theo hợp đồng tín dụng đã ký; ĐN là số tiền đề nghị cấp tín dụng mới được chấp thuận. 

Quy định mới về lãi vay huy động vốn đầu tư PPP 

Thông tư 30/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 75/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 55/2016/TT-BTC quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư sẽ có hiệu lực từ ngày 12/5/2018. 

Theo đó, về quy định lãi vay huy động vốn đầu tư đã bãi bỏ yêu cầu “Mức lãi suất vốn vay không vượt quá mức lãi suất trung bình cho vay trung hạn và dài hạn của 04 ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm đàm phán hợp đồng dự án”. 

Nhiều nội dung mới liên quan đến đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

 Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp sẽ có hiệu lực từ ngày 01/5/2018. 

Theo đó, bổ sung nhiều nội dung mới quan trọng, đặc biệt là bổ sung các Điều sau đây: 

 Điều 29a. Phương thức thực hiện chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

 Điều 38a. Phương thức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. 

 Điều 38b. Thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn.

Thế Long

Bài liên quan

Tin mới

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre

Ngày 20/4, tại cảng của xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; tổ chức chương trình cấp nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?
HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?

Chia sẻ với truyền thông trước trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia, HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Tôi đã xem qua thành phần lực lượng của U23 Malaysia tham dự giải lần này. Họ có trên dưới 10 cầu thủ từng thi đấu trận gặp U23 Việt Nam ở giải U23 Đông Nam Á 2023.

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?