Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những Dự án 'lấn' sông Sài Gòn - Bài 1: Dự án 2 tỷ USD của Vạn Phúc 'ôm trọn' sông Sài Gòn?

Dự án Khu đô thị Vạn Phúc tại Quận Thủ Đức (TP. HCM) với quy mô lên tới 2 tỷ đô la, được xem như một 'kiệt tác vàng ven sông' Sài Gòn. Tuy nhiên, 'kiệt tác vàng' đâu chưa thấy, nhưng trong quá trình triển khai, người dân 'đã thấy' chủ đầu tư đang có dấu hiệu lấn chiếm trái phép một phần bờ sông Sài Gòn một cách nghiêm trọng?

Những Dự án 'lấn' sông Sài Gòn - Bài 1: Dự án 2 tỷ USD của Vạn Phúc 'ôm trọn' sông Sài Gòn? - Hình 1

Dự án Khu đô thị Vạn Phúc tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM

Dự án Khu đô thị Vạn Phúc (Vạn Phúc City), có diện tích gần 200 ha, nằm tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM. Theo quảng cáo, Vạn Phúc City tích hợp hàng loạt các tiện ích như, công viên cây xanh ven sông, bến du thuyền, tổ hợp trung tâm thương mại cao cấp, khu ẩm thực, phòng gym, sân tennis, rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí, hệ thống 10 trường học từ mẫu giáo đến phổ thông cơ sở chuẩn quốc tế, bệnh viện đa khoa chuẩn quốc tế. Dự kiến năm 2018, khu đô thị Vạn Phúc sẽ hiện hữu hoàn chỉnh giai đoạn 1 với khoảng 1.000 căn nhà phố với 5.000 cư dân.

Vạn Phúc City ngang nhiên lấn sông Sài Gòn

Theo phản ánh của người dân sống tại khu vực phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức (TP. HCM), về công trình kè bảo vệ sông Sài Gòn tại khu dân cư - công viên giải trí Hiệp Bình Chánh (có tên thương mại là khu đô thị Vạn Phúc) do Công ty CP đầu tư địa ốc Vạn Phúc làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đang có dấu hiệu lấn sông Sài Gòn một cách nghiêm trọng.

Những Dự án 'lấn' sông Sài Gòn - Bài 1: Dự án 2 tỷ USD của Vạn Phúc 'ôm trọn' sông Sài Gòn? - Hình 2

Bờ kè rộng khoảng 2 mét được đóng cọc rất chắc chắn lấn rộng ra ngoài bờ sông Sài Gòn từ 20-30 mét

Phóng viên Báo Thương hiệu và Công luận đã có mặt và ghi nhận thực tế, việc kè bờ bảo vệ sông tại dự án Vạn Phúc City  đã diễn ra trong một thời gian dài. Công trình kè trên được chia làm nhiều lớp khác nhau. Phía bên ngoài, một lớp kè rộng khoảng 2 mét được đóng cọc rất chắc chắn bằng bê tông cốt thép bên trong được nhồi đá lớn để tạo độ vững chãi. Bên trong kè đoạn tiếp giáp với bờ sông được phủ lớp cát dày.

Theo quan sát, vị trí đoạn đóng cọc xa nhất lấn rộng ra ngoài bờ sông Sài Gòn từ 20-30 mét, dài hàng trăm mét. Theo tính toán, chủ đầu tư có thể tăng diện tích toàn bộ dự án của mình lên hàng nghìn mét vuông khi lấn ra ngoài. Quan trọng hơn, cảnh quan của dự án Vạn Phúc City cũng được nâng tầm nếu như việc kè lấn sông diễn ra đúng như dự tính.

Trước mối lo ngại khi lấp một diện tích lớn mặt nước sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thoát lũ, lưu thông dòng chảy, bồi lắng, sạt, lở lòng... nguy cơ đe dọa trực tiếp đời sống của mình, một người dân ở gần khu vực dự án cho biết: "Chính quyền thì cứ hô hào không được lấn sông, yêu cầu các quận, huyện xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch nhưng dự án này ai cũng thấy bờ ở một nơi, kè ở một nẻo, nằm tít ngoài sông thế kia thì bảo sao mà nói dân nghe. Nếu các dự án ven sông Sài Gòn này, dự án nào xây kè lấn lòng một ít thì thử hỏi vài năm nữa nước thoát đi đâu” (!?).

Vạn Phúc phớt lờ quy định UBND TP?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án Vạn Phúc City có diện tích 194 ha được Kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt theo Quyết định số 4052/KTST.TP ngày 15/11/2001 và bản đồ vị trí khu đất tỷ lệ 1/2000 số 44SD/2002/ĐĐĐC-KT ngày 14/01/2002 do Công ty TNHH đo đạc Kiến Thiết lập và được UBND TP. HCM phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 theo Quyết định 4337/ QĐ-UBND ngày 5/10/2010.

Những Dự án 'lấn' sông Sài Gòn - Bài 1: Dự án 2 tỷ USD của Vạn Phúc 'ôm trọn' sông Sài Gòn? - Hình 3

Bờ kè 'chiếm”'sông Sài Gòn tại dự án Vạn Phúc City  đã diễn ra trong một thời gian dài

Nhằm đảm bảo dự án Vạn Phúc City thực hiện đúng pháp luật, UBND TP. HCM cũng yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Vạn Phúc phải tuân thủ quy định về chỉ giới sông, rạch theo Quyết định 150/2004/QĐ- UBND và Quyết định số 1185/ QĐ-UBND, của UBND TP. HCM.

Tuy nhiên, chiếu theo 2 quyết định trên, rõ ràng việc xây kè bảo vê sông Sài Gòn của tại dự án này của Công ty Vạn Phúc đã có dấu hiệu vi phạm quy định về Tôn trọng và bảo vệ hiện trạng tự nhiên của bờ sông, kênh, rạch. Cụ thể, vi phạm điểm C, Điều 4 quy định về nguyên tắc quản lý, bảo vệ hành lang bờ sông, rạch vì đã không tôn trọng và bảo vệ hiện trạng tự nhiên của bờ sông Sài Gòn.

Dự án cũng đang bị hoài nghi đã vi phạm nhiều luật chuyên ngành (như Luật Đê điều nghiêm cấm hoạt động gây cản trở dòng chảy và thoát lũ; Luật Phòng, chống thiên tai nghiêm cấm hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai, đặc biệt là việc chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy; Luật Tài nguyên nước... ) nên cần được xác định vi phạm nào để xử lý theo quy định cụ thể liên quan.

Những Dự án 'lấn' sông Sài Gòn - Bài 1: Dự án 2 tỷ USD của Vạn Phúc 'ôm trọn' sông Sài Gòn? - Hình 4

Nhiều chuyên gia thủy lợi cho rằng nếu thực hiện dự án thiếu “cơ sở khoa học” thì hậu quả sẽ rất khó lường cho người dân

Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên gia, Điều 45 Nghị định 201/2013 hướng dẫn Luật Tài nguyên nước nêu rõ: UBND tỉnh chỉ có quyền xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án cải tạo sông nội tỉnh. Trong khi đó, sông Sài Gòn là phụ lưu của hệ thống sông Đồng Nai  nên phải chịu sự giám sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vì vậy muốn phê duyệt cho chủ đầu tư lấp một phần diện tích lòng sông thì UBND TP. HCM phải tham vấn ý kiến và nhận được sự đồng ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, người dân, các tỉnh thành lân cận và các bộ ngành liên quan...

Nhiều chuyên gia thủy lợi cho rằng, phải có tính toán, đánh giá khoa học đầy đủ dành dù là thi công dự án công viên ven sông. Nếu thực hiện dự án thiếu “cơ sở khoa học” thì hậu quả sẽ rất khó lường cho người dân. Trước việc lấn sông Sài Gòn của Khu đô thị Vạn Phúc, dư luận đang hoài nghi việc các cơ quan chức năng TP. HCM đã tham vấn và thẩm định kỹ các ý kiến để cấp phép hay bỏ qua nhiều quy định, 'phớt lờ' đời sống, tính mạng của hàng nghìn hộ dân để 'bao che' cho sai phạm?

Trước đó, cũng trên sông Sài Gòn, dự án khu dân cư thấp tầng Thảo Điền (Thảo Điền Sapphire) do Công ty cổ phần TDS làm chủ đầu tư cũng đã có hành vi lấn sông Sài Gòn. Theo quyết định xử phạt, công trình đã xây sai nội dung giấy phép do Sở Xây dựng TP. HCM cấp. TDS đã tăng diện tích tầng trệt, vi phạm khoảng lùi sông Sài Gòn, rạch Ông Hóa với tổng diện tích vi phạm gần 1.400 m2. UBND TP ra quyết định xử phạt công ty này một tỷ đồng đối với vi phạm trong hoạt động xây dựng được quy định trong Nghị định năm 2013 Chính phủ (quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng...). Đồng thời, TP. HCM cũng buộc TDS tự phá dỡ phần công trình sai phép.

Báo Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc hàng loạt những Dự án 'lấp sông' Sài Gòn.

Cao Diên - Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.